Bí quyết làm giàu, lợi nhuận khủng từ kinh doanh nước đóng chai

Chia sẻ bài viết:

Kinh doanh nước đóng chai là lĩnh vực đầy tiềm năng trong bối cảnh nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng gia tăng. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường nước đóng chai, làm thế nào để bắt đầu và đạt hiệu quả cao? Hãy cùng Sổ Bán Hàng khám phá các bước chuẩn bị và bí quyết thành công trong bài viết này nhé!

>>Mời bạn xem thêm: Hỗ trợ vốn nhanh, thành công trọn vẹn cùng Sổ Bán Hàng và VPBank

1. Tổng quan về thị trường nước đóng chai

Trong những năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nước đóng chai trở thành lựa chọn hàng đầu nhờ sự tiện lợi, sạch sẽ, và đảm bảo an toàn vệ sinh. Đặc biệt, nhu cầu sử dụng nước đóng chai tăng mạnh tại các đô thị lớn, nơi nước máy không đạt chất lượng uống trực tiếp.

Cơ hội khi kinh doanh nước đóng chai

  • Nhu cầu sử dụng nước sạch tăng cao, đặc biệt tại các đô thị lớn và khu công nghiệp do tiêu chuẩn đời sống và nhận thức về chất lượng sống tăng cao, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm sạch, chất lượng cao, đặc biệt là nước uống.
  • Đa dạng phân khúc khách hàng, từ nước phổ thông đến các dòng sản phẩm cao cấp như nước khoáng tự nhiên, nước ion kiềm.
  • Các chính sách khuyến khích sử dụng nước sạch và bảo vệ sức khỏe từ Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, sự phát triển của các mô hình làm việc ngoài trời, sự kiện, du lịch, và thể thao cũng góp phần thúc đẩy tiêu thụ nước đóng chai. Đây là cơ hội để các nhà cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, bạn cần phải suy xét đến một số yếu tố khi bắt đầu khai thác thị trường nước đóng chai.

Những thách thức của thị trường:

  • Cạnh tranh gay gắt: Thị trường có sự tham gia của nhiều thương hiệu lớn như Aquafina, Lavie, Dasani,… tạo áp lực lớn cho doanh nghiệp mới.
  • Tiêu chuẩn chất lượng khắt khe: Sản phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, từ nguồn nước đến quy trình sản xuất.
  • Chi phí đầu tư cao: Dây chuyền sản xuất, thiết bị hiện đại và chi phí vận hành là rào cản lớn với nhiều doanh nghiệp.
  • Tác động môi trường: Vấn đề rác thải nhựa buộc doanh nghiệp phải tìm giải pháp bao bì thân thiện môi trường.
  • Quy định pháp lý phức tạp: Thủ tục cấp phép kinh doanh và kiểm định sản phẩm đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí.
 kinh doanh nước đóng chai
Ảnh minh họa: Internet

>> Mời bạn xem thêm: Cách chạy quảng cáo Facebook hiệu quả và tiết kiệm chi phí

2. Sản xuất và bán nước đóng chai, bình lợi nhuận có cao không?

  • Chi phí sản xuất thấp, biên lợi nhuận cao

Chi phí để sản xuất một bình nước 20 lít trung bình chỉ khoảng 4.000 – 4.500 đồng, bao gồm các yếu tố như tem nhãn, màng co, điện, nước, và khấu hao vỏ bình. Tuy nhiên, giá bán buôn trên thị trường dao động từ 8.000 – 12.000 đồng, thậm chí có thể cao hơn, lên tới 20.000 đồng hoặc hơn tại các khu vực đô thị lớn hoặc phân khúc cao cấp.

Với mức giá này, mỗi bình nước mang lại lợi nhuận từ 4.000 – 7.400 đồng. Khi sản xuất hàng chục, thậm chí hàng trăm bình mỗi giờ, lợi nhuận đạt được là rất đáng kể.

Tham khảo thêm: Tổng giá thành xuất xưởng mỗi chai nước 500ml ~ 1.200 Đồng.

  • Dự kiến doanh thu và lợi nhuận

Trong giai đoạn đầu, một cơ sở sản xuất nước đóng chai có thể phân phối từ 200 – 220 bình 20 lít mỗi ngày. Điều này tương ứng với lợi nhuận tối thiểu khoảng 800.000 – 1.480.000 đồng/ngày.

Nếu duy trì mức sản xuất này đều đặn, một năm doanh thu có thể đạt từ 288 – 532 triệu đồng, sau khi trừ chi phí vận hành. Đây là con số hấp dẫn ngay cả khi đã tính đến các chi phí cho nhà xưởng, máy móc, và hoạt động mở rộng thị trường.

>>Mời bạn xem thêm: Kinh doanh hiệu thuốc và TOP điều cần biết để lợi nhuận bền vững

 kinh doanh nước đóng chai có lời không
Ảnh minh họa: Internet

3. Các bước chuẩn bị để kinh doanh nước đóng chai

Để thành công trong lĩnh vực nước đóng chai, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ nghiên cứu thị trường đến hoàn thiện sản phẩm và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.

3.1. Nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng

Hiểu rõ nhu cầu và thói quen tiêu dùng của khách hàng là yếu tố quan trọng. Bạn cần phân tích thị trường để xác định phân khúc khách hàng mục tiêu, chẳng hạn như:

  • Hộ gia đình sử dụng nước đóng chai cho sinh hoạt hàng ngày.
  • Văn phòng, công ty cần nước tinh khiết cho nhân viên.
  • Người tham gia các hoạt động ngoài trời, thể thao hoặc du lịch.

3.2. Chuẩn bị vốn đầu tư và tìm kiếm vị trí, nguồn cung cấp

Dây chuyền sản xuất, bao bì, nhãn mác, và các thiết bị như máy lọc nước, hệ thống đóng chai có thể tốn từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, tùy quy mô. Bạn có thể tham khảo chi phí dưới đây:

  • Đăng ký giấy phép kinh doanh: Dao động từ 1-5 triệu đồng.
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và xét nghiệm nước: Chi phí từ 5-10 triệu đồng.
  • Mặt bằng nhà xưởng: Yêu cầu diện tích từ 60-100m², với chi phí thuê khoảng 2-10 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào vị trí khu vực.
  • Trang thiết bị sản xuất:
    • Dây chuyền lọc nước: 50-300 triệu đồng.
    • Hệ thống chiết rót, đóng nắp chai và bình: 30-500 triệu đồng, tùy theo mức độ tự động hóa.
    • Vỏ bình, chai: Từ 20-50 triệu đồng.
    • Hệ thống bồn chứa nước: 10-20 triệu đồng.
  • Nhân sự: Chi phí thuê nhân công khoảng 5 triệu đồng/người/tháng, tùy thuộc vào số lượng cần thiết.
  • Điện nước hàng tháng: Khoảng 10-50 triệu đồng, tùy vào công suất hoạt động.

>>Mời bạn xem thêm: Bí quyết kinh doanh tạp hóa đông khách, thu lời đều đặn

3.2. Chuẩn bị vị trí, nguồn cung cấp, dây chuyền nước đóng chai, đóng bình:

  • Vị trí mở xưởng: Tìm kiếm vị trí mở nhà máy, xưởng sản xuất. Tránh xa các điểm nhạy cảm như nghĩa trang, kho xăng dầu, kho/nhà máy hóa chất, trại chăn nuôi, khu vực xử lý chất thải,…
các bước kinh doanh nước đóng chai
Ảnh minh họa: Internet
  • Chuẩn bị dây chuyền sản xuất

Đảm bảo nguồn nước đạt chuẩn: Sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nước máy sạch, đã qua kiểm nghiệm chất lượng. Nếu cần, đầu tư khoan giếng để chủ động nguồn nước và kiểm tra tổng thể để đảm bảo đạt tiêu chuẩn sản xuất.

– Xây dựng hệ thống cấp nước: Thiết kế hệ thống cung cấp nước phù hợp để đáp ứng nhu cầu sản xuất, đảm bảo dòng chảy ổn định trong quá trình vận hành.

– Chuẩn bị nguồn điện phù hợp: Cung cấp nguồn điện ổn định, tương thích với các thiết bị sản xuất. Đầu tư máy phát điện dự phòng để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trong trường hợp mất điện.

– Lựa chọn công nghệ xử lý nước: Chọn hệ thống xử lý nước phù hợp với đặc điểm nguồn nước đầu vào, đảm bảo nước đầu ra đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đầu tư dây chuyền sản xuất tự động hoặc bán tự động tùy theo quy mô, đặc biệt với sản xuất quy mô vừa và lớn để tối ưu hiệu suất và chi phí vận hành.

– Đầu tư thiết bị hiện đại: Chọn các hệ thống thiết bị chất lượng cao trong phạm vi tài chính cho phép.

– Chuẩn bị vật tư tiêu hao: Chuẩn bị đầy đủ vỏ bình, vỏ chai, màng co, nhãn mác để đảm bảo sản xuất liên tục.

– Thiết kế và xây dựng thương hiệu: Thiết kế logo và hệ thống nhận diện thương hiệu cho sản phẩm, bao gồm tem nhãn, bao bì và các yếu tố hình ảnh khác.

– Lập kế hoạch nhân sự và vận hành: Tuyển dụng và đào tạo nhân viên để vận hành dây chuyền sản xuất, đóng gói và giao hàng. Xây dựng kế hoạch phân công cụ thể để tối ưu hóa năng suất.

– Chuẩn bị phương tiện vận chuyển: Đầu tư phương tiện chuyên chở sản phẩm để đảm bảo giao hàng đúng thời gian và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

– Dự phòng tài chính cho 6 tháng đầu: Chuẩn bị nguồn vốn đủ để duy trì vận hành trong ít nhất 6 tháng đầu, khi cơ sở kinh doanh chưa đạt doanh thu ổn định.

>>Mời bạn xem thêm: Bỏ túi 45+ mẫu tin nhắn đòi nợ khéo léo và tinh tế

4. Kinh doanh nước đóng chai yêu cầu thủ tục pháp lý như thế nào?

4.1. Điều kiện sản xuất và yêu cầu an toàn thực phẩm

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Nghị định 155/2018/NĐ-CP, cơ sở sản xuất nước uống đóng bình phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Quy trình sản xuất đảm bảo nguyên tắc một chiều: Nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất và thành phẩm được bố trí theo quy trình hợp lý để tránh ô nhiễm chéo.
  • Cơ sở hạ tầng đạt chuẩn: Tường, trần, và nền nhà phải sạch sẽ, không thấm nước, không rạn nứt, ẩm mốc.
  • Thiết bị và dụng cụ đảm bảo vệ sinh: Dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải dễ vệ sinh, không gây thôi nhiễm chất độc hại.
  • Phòng chống côn trùng và động vật gây hại: Khu vực sản xuất và kho chứa phải được bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng, chuột, và các hóa chất độc hại.
  • Yêu cầu đối với nhân sự: Người lao động phải được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và không mắc các bệnh truyền nhiễm.

4.2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận kinh doanh

Hồ sơ để xin cấp Giấy chứng nhận kinh doanh sản xuất nước uống đóng bình bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 155/2018/NĐ-CP).
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phù hợp với ngành nghề sản xuất thực phẩm (có xác nhận của cơ sở).
  • Danh sách nhân sự: Bao gồm người sản xuất, kinh doanh đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và có xác nhận của chủ cơ sở.

Ngoài ra, bạn cần có:

  • Kiểm định nguồn nước và đạt chứng nhận an toàn thực phẩm: Nguồn nước đầu vào phải được kiểm tra chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Đăng ký nhãn hiệu: Thiết kế và đăng ký logo, bao bì sản phẩm để bảo vệ thương hiệu và tránh tranh chấp bản quyền.

>>Mời bạn xem thêm: 10 cách giải vận xui buôn bán ế ẩm cho chủ kinh doanh

pháp luật kinh doanh nước đóng chai
Ảnh minh họa: Internet

4.3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận

Thủ tục được thực hiện theo các bước sau:

  • Nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, bưu điện, hoặc trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
  • Trong vòng 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ cần sửa đổi hoặc bổ sung, cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo bằng văn bản. Nếu quá 30 ngày không bổ sung, hồ sơ sẽ hết hiệu lực và cần nộp lại từ đầu.
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ thành lập đoàn thẩm định trong vòng 15 ngày làm việc để kiểm tra cơ sở. Đoàn thẩm định gồm 3-5 người, trong đó có ít nhất 2 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm.
  • Nếu thẩm định đạt yêu cầu, trong vòng 5 ngày làm việc sau khi có kết quả, cơ quan thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận.

4.4. Thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận

Nếu có thay đổi về tên doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh nước đóng chai, hoặc địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và quy trình sản xuất, bạn cần gửi thông báo thay đổi thông tin kèm theo bản sao giấy tờ hợp pháp đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận.

5. Xây dựng thương hiệu và chiến lược marketing

  • Thiết kế nhận diện thương hiệu

Bao bì sản phẩm cần được thiết kế hiện đại, bắt mắt và sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường để đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh. Logo và nhãn mác nên đơn giản, dễ nhận diện, đồng bộ trên tất cả các tài liệu quảng bá.

  • Phát triển kênh phân phối

Kết hợp giữa phân phối qua các cửa hàng bán lẻ, siêu thị và bán hàng online để tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng. Điều này giúp mở rộng thị trường và tăng doanh thu.

  • Quảng bá thương hiệu kinh doanh nước đóng chai

Sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok để quảng bá sản phẩm. Tạo nội dung sáng tạo, kết hợp hình ảnh và video để thu hút người tiêu dùng. Ngoài ra, tổ chức các chương trình khuyến mãi và tài trợ sự kiện để tăng độ nhận diện thương hiệu.

  • Tạo dựng niềm tin với khách hàng

Đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, chú trọng chăm sóc khách hàng, tiếp nhận phản hồi và cải thiện chất lượng dịch vụ để xây dựng lòng tin và giữ chân khách hàng trung thành.

  • Chiến lược giá cả

Định giá hợp lý, phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu. Phát triển các dòng sản phẩm đa dạng từ nước tinh khiết, nước khoáng đến nước ion kiềm để đáp ứng nhu cầu thị trường.

>>Mời bạn xem thêm: Kết nối đơn vị vận chuyển siêu HOT: Kết nối cực nhanh – Bán hàng cực dễ!

Sử dụng Sổ Bán Hàng để tối ưu kinh doanh nước đóng chai

  • Quản lý đơn hàng hiệu quả: Theo dõi và xử lý đơn hàng nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu sai sót trong quá trình bán hàng.
  • Kiểm soát tồn kho: Dễ dàng kiểm kê số lượng nước đóng chai trong kho, biết chính xác hàng tồn và có tính năng tự động cảnh báo khi số lượng tồn kho thấp, dự báo xu hướng để lên kế hoạch nhập thêm hoặc đẩy mạnh bán hàng.
  • Theo dõi doanh thu và chi phí: Tự động ghi nhận doanh thu, lợi nhuận và các khoản chi phí, giúp bạn quản lý tài chính rõ ràng và hiệu quả hơn.
  • Hỗ trợ chăm sóc khách hàng: Lưu trữ thông tin khách hàng và lịch sử giao dịch, từ đó tạo dựng mối quan hệ lâu dài bằng cách gửi thông báo khuyến mãi hoặc chương trình ưu đãi.
  • Tích hợp bán hàng online: Kết nối trực tiếp với các nền tảng bán hàng online, đồng bộ dữ liệu để mở rộng kênh phân phối và tăng doanh số.
  • Theo dõi công nợ và tự động nhắc nợ

Cùng 50+ tính năng quản lý bán hàng khác chờ bạn khám phá!

>> Mời bạn xem thêm:

Bán gì không sợ ế? Top sản phẩm kinh doanh đắt khách, dễ lời

Top 6 sàn Thương mại điện tử HOT – chọn sàn nào để bán hàng?

Bán hàng online và những sai lầm phổ biến khi mới bắt đầu

10+ cách đốt vía, đốt phong lông xả xui chủ kinh doanh phải biết

Hướng dẫn chi tiết cách bán hàng trên TikTok cho người mới

Chia sẻ bài viết: