Bí quyết kinh doanh tạp hóa đông khách, thu lời đều đặn
Kinh doanh tạp hóa là một lĩnh vực tiềm năng với nhu cầu ổn định từ người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thành công và tránh những rủi ro không đáng có, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng, từ việc xin giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa, lựa chọn nguồn hàng phù hợp đến xây dựng chiến lược bán hàng trực tuyến. Bài viết dưới đây của Sổ Bán Hàng sẽ chia sẻ chi tiết các bước và bí quyết để tối ưu hóa lợi nhuận khi kinh doanh tạp hóa.
>>Mời bạn xem thêm: Sổ Bán Hàng 3.0: Giao diện đẹp mắt – Tính năng mạnh mẽ – Hiệu suất bán hàng vượt trội!
1. Kinh doanh tạp hóa có phải lựa chọn “có lãi”?
Nhu cầu thị trường lớn và ổn định
Tạp hóa cung cấp các mặt hàng thiết yếu mà người tiêu dùng cần hàng ngày như thực phẩm, đồ dùng gia đình, đồ uống. Với tần suất mua sắm cao, cửa hàng tạp hóa luôn có lượng khách hàng ổn định, đặc biệt ở khu vực đông dân cư khi thói quen của phần lớn người dùng vẫn là mua sắm ở cửa hàng gần nhà để thuận tiện.
Không yêu cầu vốn lớn
Kinh doanh tạp hóa không yêu cầu vốn lớn ngay từ đầu. Bạn có thể bắt đầu với quy mô nhỏ, sau đó mở rộng khi đã có lượng khách hàng trung thành. Đây cũng là lựa chọn không đòi hỏi quá nhiều về kiến thức hay thời gian cố định, giúp bạn có thời gian linh hoạt để làm thêm những việc khác.
Lợi nhuận không cao nhưng đều đặn
Khi bán tạp hóa, bạn nên xác định rõ là lợi nhuận từ mỗi sản phẩm không cao và thời gian thu hồi vốn lâu. Bởi đặc trưng của kinh doanh tạp hóa là “tích tiểu thành đại”, tức lợi nhuận tích lũy từ việc bán đa dạng hàng hóa. Dù mỗi sản phẩm thường chỉ lời từ vài nghìn đồng hoặc cao thì vài chục nghìn, nhưng số lượng bán ra mỗi ngày thường rất nhiều, mỗi lượt khách thường mua từ 5, 10 đến hàng chục sản phẩm khác nhau.
Tuy nhiên nếu tìm được nguồn cung giá cả hợp lý và có chiến lược để có lượng khách hàng đều đặn, bạn có thể tích lũy doanh thu mỗi ngày và dần thu hồi vốn, lợi nhuận đáng kể và nguồn thu đều đặn. Đây là hình thức kinh doanh phù hợp với những ai mong muốn sự ổn định lâu dài và ít rủi ro lớn.
Tiềm năng phát triển kinh doanh tạp hóa online
Với xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng tăng, các cửa hàng tạp hóa có thể tận dụng nền tảng online để mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
>>Mời bạn xem thêm: Bỏ túi 45+ mẫu tin nhắn đòi nợ khéo léo và tinh tế
2. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
2.1. Nghiên cứu thị trường
Các cửa hàng tạp hóa xuất hiện ngày càng nhiều, khiến lợi nhuận bị thu hẹp. Để đảm bảo khả năng sinh lời, bạn cần nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, bao gồm:
- Xác định số lượng tiệm tạp hóa trong khu vực.
- Tìm kiếm cơ hội từ những mặt hàng đối thủ chưa đáp ứng.
- Nhập các sản phẩm hoặc thương hiệu phù hợp với thị hiếu khách hàng.
- Đánh giá mức thu nhập và khả năng chi tiêu của cư dân để điều chỉnh giá hợp lý.
2.2. Lựa chọn địa điểm nếu kinh doanh offline
Đặc thù của tiệm tạp hóa là cung cấp các mặt hàng thiết yếu, vì vậy vị trí kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Một số yếu tố cần lưu ý:
- Vị trí đông người qua lại: Ưu tiên các khu dân cư, chung cư, trường học, chợ, hoặc gần khu vui chơi giải trí. Tránh đặt cửa hàng quá gần đối thủ cạnh tranh.
- Cân nhắc chi phí thuê và lợi ích: Một mặt bằng đắt hơn nhưng mang lại doanh thu cao sẽ hiệu quả hơn mặt bằng rẻ nhưng ít khách.
- Tận dụng nhà riêng: Nếu bạn có nhà ở vị trí mặt đường hoặc ngõ lớn, đây là lợi thế lớn để kinh doanh, giúp tiết kiệm chi phí thuê và linh hoạt trong thiết kế cửa hàng. Lời khuyên khi kinh doanh tạp hóa là nên tận dụng mặt bằng có sẵn thì hơn vì tạp hóa cần thời gian dài để thu hồi vốn.
- Diện tích phù hợp: Cửa hàng tạp hóa nhỏ có thể bắt đầu từ 15-20m², trong khi cửa hàng quy mô vừa hoặc siêu thị mini cần ít nhất 30m².
- Khảo sát và thỏa thuận: Trước khi thuê, cần đánh giá giao thông, lưu lượng khách qua lại, và khả năng chi trả. Hợp đồng thuê thường kéo dài tối thiểu 5 năm để đảm bảo sự ổn định trong kinh doanh.
>>Mời bạn xem thêm: Cách đặt tên shop hay và ấn tượng: Hướng dẫn và gợi ý
2.3. Tính toán chi phí đầu tư – Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng tạp hóa?
Không có con số cố định cho mức vốn mở cửa hàng tạp hóa, vì nó phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, vị trí mặt bằng, và danh mục sản phẩm bạn muốn cung cấp. Nếu sử dụng mặt bằng sẵn có, bạn có thể tiết kiệm một khoản đáng kể. Với quy mô nhỏ tại nhà, chi phí tối thiểu khoảng 100 triệu đồng, trong khi cửa hàng có thuê mặt bằng và đầu tư nhiều hơn có thể cần từ 100 – 300 triệu đồng.
Dưới đây là một số khoản chi phí phổ biến:
- Thuê và cọc mặt bằng: Tùy vị trí và diện tích.
- Trang trí cửa hàng: 25 – 30 triệu cho giá kệ, đèn, bảng biển, tủ đông, tủ mát, camera, phần mềm bán hàng…
- Nhập hàng hóa: 50 – 150 triệu, tùy vào danh mục hàng hóa và mức giá nhắm đến khách hàng.
- Thuê nhân viên: 5 – 7 triệu/người mỗi tháng, hoặc tự quản lý để tiết kiệm.
- Vốn lưu động: 20 – 30 triệu để duy trì hoạt động ban đầu.
- Thuế: Bao gồm thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, và thuế thu nhập cá nhân.
Với mô hình kinh doanh tạp hóa nhỏ trực tuyến, bạn chỉ cần khoảng 50 triệu đồng trở lên để bắt đầu, bao gồm các chi phí như nhập hàng, đầu tư phần mềm quản lý bán hàng, máy in đơn, hộp carton, giấy gói hàng và chi phí chạy quảng cáo để thu hút khách hàng nếu cần.
*Lưu ý: Nếu vốn ít, hãy nhập hàng số lượng ít nhưng đa dạng chủng loại
2.4. Lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp
Để kinh doanh tạp hóa hiệu quả, bạn cần chọn nguồn hàng đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Bắt đầu bằng việc lên danh sách các mặt hàng cần nhập và liên hệ các nhà cung cấp, đại lý để lấy báo giá. Việc so sánh giá và chính sách hỗ trợ từ các nhà cung cấp sẽ giúp bạn tối ưu chi phí.
- Nguồn nhập hàng phổ biến: Nhà sản xuất hoặc phân phối chính hãng; Chợ buôn, đại lý bán sỉ hoặc cửa hàng lớn; Nhập khẩu hoặc đặt qua sàn thương mại điện tử
- Lưu ý khi nhập hàng:
- Thương lượng giá và số lượng, ký kết hợp đồng rõ ràng.
- Kiểm tra kỹ chất lượng, hạn sử dụng trước khi nhận hàng.
- Lưu hóa đơn để đối soát doanh thu.
>> Có thể bạn quan tâm: Các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất 2024
2.5. Định giá sản phẩm hợp lý
Định giá bán lẻ không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn quyết định khách hàng có quay lại hay không. Với tạp hóa, biên lợi nhuận chênh lệch 1-2% cũng là một khoản đáng kể khi tích lũy lâu dài. Cách định giá sản phẩm:
- Tính giá nhập cuối:
- Giá nhập cuối = Giá mua từ nhà cung cấp + Chi phí vận chuyển.
- Đàm phán với nhà cung cấp để giảm giá mua và tối ưu chi phí vận chuyển.
- Phân chia nhóm hàng hóa:
- Lập danh mục hàng theo từng nhóm như: Kẹo bánh > Nước ngọt > Thực phẩm, gia vị > Hóa mỹ phẩm > Tã giấy.
- Thiết lập tỷ suất lợi nhuận phù hợp (1-20%) tùy theo nhóm sản phẩm.
- Công thức tính giá bán lẻ:
- Giá bán lẻ = Giá nhập cuối x (1 + Tỷ suất lợi nhuận mong muốn).
- Sử dụng báo cáo doanh thu để theo dõi hiệu quả kinh doanh và điều chỉnh giá bán phù hợp với nhu cầu thị trường.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách tính phần trăm giảm giá chi tiết cho chủ kinh doanh
2.6. Chuẩn bị thủ tục, giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Bạn muốn kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa cần phải chuẩn bị một số loại giấy tờ cần thiết.
Nếu mở cửa hàng offline:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân;
- Hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh hoặc giấy chữ nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Giấy xin phép bán lẻ thuốc lá – rượu (nếu có bán mặt hàng này);
- Chứng nhận đáp ứng đầy đủ phòng cháy chữa cháy… (tùy quy mô);
- Giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (nếu có bán mặt hàng handmade).
Việc đăng ký kinh doanh tạp hóa là bắt buộc, dù thực tế có thể được cơ quan quản lý du di. Tuy nhiên, để hợp pháp hóa hoạt động và tránh rủi ro, bạn nên chủ động hoàn tất thủ tục tại cơ quan quận/huyện.
Nếu kinh doanh tạp hóa online:
- Điền đơn thông báo với Bộ Công Thương nếu có website bán hàng riêng và Giấy phép kinh doanh bán hàng online.
2.6. Thi công cửa tiệm và trưng bày sản phẩm
Khi thiết kế cửa hàng tạp hóa, bạn nên lập sơ đồ bố trí chi tiết và đo đạc diện tích thực tế để tối ưu không gian. Một số lưu ý khi thi công và trưng bày:
- Bố trí kệ hàng song song hướng ra cửa để dễ quan sát và giảm tình trạng mất cắp.
- Lắp đặt camera giám sát để theo dõi hoạt động trong cửa hàng.
- Sử dụng kệ có bánh xe để dễ di chuyển khi cần.
- Đảm bảo hệ thống chiếu sáng và điều hòa hợp lý.
- Bảng hiệu thu hút và thiết kế cách trưng bày bên ngoài ấn tượng.
Diện tích cửa hàng tạp hóa thường không quá lớn nên bạn cần tối ưu các kệ hàng 1 cách khoa học:
- Hàng phổ biến như bim bim, nước ngọt, đồ ăn nhanh nên đặt gần quầy thanh toán.
- Phân loại hàng theo danh mục, mỗi danh mục có khu vực riêng.
- Sản phẩm cần đẩy mạnh bán nên đặt ở tầm mắt và đầu quầy.
- Mặt hàng như nước mắm, dầu ăn, chất tẩy rửa nên để dưới kệ.
- Gắn nhãn giá rõ ràng trên quầy hàng.
- Sắp xếp hàng hóa theo nguyên tắc nhập trước xuất trước, tránh tồn kho hàng sắp hết hạn.
Sau đó, bạn chỉ cần chuẩn bị khai trương và bắt đầu kinh doanh.
>> Có thể bạn quan tâm: Trưng bày hàng tạp hóa: 9 mẹo thu hút khách hiệu quả
3. Một số chương trình khai trương, tiếp thị mà bạn có thể tham khảo
Để tạo sự chú ý và thu hút khách hàng ngày khai trương, bạn có thể thực hiện các hoạt động sau:
- Tạo Fanpage hoặc website: Đăng tải thông tin khai trương, chương trình tặng quà, giảm giá để khách hàng biết đến.
- Chia sẻ trên mạng xã hội: Đăng thông tin lên các hội nhóm, nhờ bạn bè hỗ trợ lan tỏa.
- Tổ chức sự kiện: Thuê đội múa lân hoặc công ty tổ chức sự kiện nếu có điều kiện để tạo không khí sôi động.
- Chương trình ưu đãi: Áp dụng các chương trình mua 1 tặng 1, giảm giá 5 – 10% hoặc tích điểm đổi ưu đãi để khuyến khích khách hàng quay lại.
- Phát tờ rơi: Giới thiệu các sản phẩm giá tốt đến người dân khu vực xung quanh.
- Tận dụng kênh trực tuyến: Đăng bán hàng trên sàn thương mại điện tử, tạo nội dung trên TikTok, YouTube, hoặc livestream trên Facebook để tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng: Luôn nhiệt tình, lắng nghe phản hồi, hỗ trợ đổi trả linh hoạt, và lưu trữ thông tin khách hàng để gửi tin nhắn khuyến mãi vào các dịp đặc biệt
>> Mời bạn xem thêm: Hướng dẫn tạo chia sẻ mã khuyến mãi trên phần mềm Sổ Bán Hàng
4. Rủi ro kinh doanh tạp hóa và cách phòng tránh
- Rủi ro hàng tồn kho: Hàng hóa không phù hợp nhu cầu hoặc hết hạn có thể giảm lợi nhuận. Vì vậy, bạn nên theo dõi xu hướng tiêu dùng, áp dụng nguyên tắc “nhập trước, xuất trước” và giảm giá hàng tồn.
- Cạnh tranh cao: Nhiều cửa hàng tạp hóa trong khu vực khiến mức độ cạnh tranh tăng. Cách đơn giản nhất là cung cấp dịch vụ tốt, giá cả cạnh tranh và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Rủi ro tài chính: Thiếu vốn lưu động hoặc quản lý tài chính yếu có thể gây khó khăn. Nên lập kế hoạch tài chính chi tiết, duy trì quỹ dự phòng.
- Mất cắp hàng hóa: Mặt hàng nhỏ gọn dễ bị lấy cắp. Do đó, bố trí cửa hàng hợp lý, lắp đặt camera an ninh, sử dụng tem từ chống trộm là những điều bạn nên làm.
- Rủi ro từ nhà cung cấp: Nhà cung cấp không đảm bảo chất lượng hoặc giao hàng trễ. Để tránh điều này, cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp, kiểm tra hàng hóa trước khi nhập.
- Biến động giá cả: Giá sản phẩm thay đổi có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chủ kinh doanh cần theo dõi giá cả thị trường và thương lượng hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp.
- Rủi ro pháp lý: Vi phạm pháp luật hoặc thiếu giấy phép có thể gây đình chỉ kinh doanh. Dù kinh doanh mặt hàng nào, bạn đều nên đảm bảo đầy đủ giấy phép và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giải pháp hỗ trợ kinh doanh tạp hóa với Sổ Bán Hàng
Để giảm thiểu các rủi ro và tối ưu hóa quy trình kinh doanh tạp hóa, Sổ Bán Hàng là công cụ hoàn hảo giúp bạn quản lý kho hàng, theo dõi doanh thu và các hoạt động kinh doanh hiệu quả. Với các tính năng mạnh mẽ, Sổ Bán Hàng hỗ trợ bạn:
- Quản lý kho dễ dàng: Theo dõi xuất nhập tồn kho, tránh tình trạng hàng hóa bị tồn đọng hay hết hạn.
- Phân tích dữ liệu: Cung cấp báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận và tồn kho, giúp bạn đưa ra quyết định chiến lược đúng đắn.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Tự động hóa quy trình bán hàng và theo dõi tài chính, giúp bạn giảm bớt công việc thủ công.
- Quản lý khách hàng hiệu quả: Tích hợp tính năng chăm sóc khách hàng, giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài và tăng doanh thu từ khách hàng cũ.
Và 50+ tính năng cao cấp khác để hỗ trợ chủ kinh doanh quản lý bán hàng hiệu quả!
>> Mời bạn xem thêm:
Dùng Sổ Bán Hàng từ sớm, chủ tiệm tạp hóa đạt 1000 đơn hàng mỗi tháng!
6 cách bán hàng TẠP HÓA đắt như tôm tươi
Tổng hợp mẹo xin vía buôn may bán đắt và giữ chân khách hàng
Kinh doanh Online 2024: Bí quyết thành công cho người mới
Bán hàng online và những sai lầm phổ biến khi mới bắt đầu
15+ ý tưởng làm đồ Handmade kinh doanh vốn ít, lợi nhuận cao