Từ khóa là gì? Vai trò của nghiên cứu từ khóa trong SEO

Chia sẻ bài viết:

Theo thống kê, có khoảng 40.000 lượt tìm kiếm trên Google trên mỗi giây, đồng nghĩa với việc có hơn 3.5 tỷ lượt tìm kiếm trên Google mỗi ngày. Đây là một kho tàng khổng lồ cho tất cả những người đang kinh doanh, buôn bán,… muốn tiếp cận thật gần gũi đến khách hàng tiềm năng của mình. Để đạt được thứ hạng cao trên thanh công cụ tìm kiếm của Google, bạn cần phải tối ưu SEO hiệu quả. Một trong những công đoạn quan trọng để nâng điểm SEO chính là nghiên cứu từ khoá và phân tích kỹ càng. Vậy từ khóa là gì? Vai trò của từ khóa quan trọng như thế nào trong việc tối ưu SEO?

Cùng Sổ Bán Hàng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Vai trò của từ khóa (keyword) khi tối ưu SEO

1. Từ khóa là gì?

Từ khóa (Keyword) là từ hay cụm từ mà người dùng sử dụng tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm như: Google, Facebook, Youtube,…Từ khóa giúp người dùng tìm ra các trang web, bài viết, sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến chủ đề hoặc sản phẩm mà họ đang quan tâm. Trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến và SEO, từ khóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa trang web. Việc này giúp trang web đạt ở vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm và thu hút nhiều lượt truy cập hơn từ các người dùng tiềm năng.

Nhu cầu của mỗi người là khác nhau nên chủ đề, thói quen tìm kiếm cũng khác nhau. Chính vì vậy, từ khóa rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, ta có thể chia từ khóa thành 3 dạng như sau:

  • Từ khóa thương hiệu: Là những từ khóa về thương hiệu, tên website/blog, tên miền,…
  • Từ khóa thông tin: Là những từ khóa được dùng để cung cấp thông tin cho người dùng. Các từ khóa này thường chứa các từ để hỏi như: “Là gì?”, “Như thế nào?”,…Mục tiêu của dạng từ khóa này là để hỗ trợ khách hàng các thông tin mà họ quan tâm.
  • Từ khóa thương mại: Là từ khóa nhắm đến tập đối tượng tìm kiếm để mua sản phẩm/ dịch vụ. 

Nghiên cứu từ khóa là quá trình bạn sử dụng các công cụ, thủ thuật, chiến lược, khả năng phân tích,… để tìm tòi và lọc ra một bộ từ khóa tiềm năng cho website của mình. Từ bộ từ khóa này, bạn sẽ tiến hành triển khai content, xây dựng site, tối ưu SEO,…

Hình: Từ khóa là gì?
Nguồn: Internet

Từ khóa là gì?
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: 7 phần mềm SEO web miễn phí chất lượng giúp lên top tìm kiếm hiệu quả

2. Tại sao phải nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị trực tuyến và SEO bởi vì các lý do sau:

Hiểu được nhu cầu của người dùng: Nghiên cứu từ khóa giúp bạn hiểu được người dùng đang tìm kiếm gì trên Internet. Điều này giúp bạn cung cấp nội dung, sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ.

Tối ưu hóa trang web: Bằng cách sử dụng từ khóa phù hợp, bạn có thể tối ưu hóa trang web của mình để nó xuất hiện cao hơn trên kết quả tìm kiếm của các công cụ như Google. Điều này giúp tăng cơ hội thu hút nhiều lượt truy cập hơn.

Cạnh tranh hiệu quả hơn: Nghiên cứu từ khóa giúp bạn tìm ra những từ khóa có khả năng mang lại lợi nhuận cao và ít cạnh tranh. Điều này cho phép bạn tập trung nỗ lực vào các từ khóa có khả năng thành công cao hơn.

Phát triển nội dung chất lượng: Dựa trên từ khóa, bạn có thể tạo nội dung hấp dẫn và giá trị cho người đọc. Điều này cải thiện trải nghiệm của người dùng và giúp xây dựng uy tín của bạn trong lĩnh vực cụ thể.

Đo lường hiệu suất: Khi bạn theo dõi từ khóa bạn đã sử dụng, bạn có thể đánh giá được hiệu suất của chiến dịch tiếp thị trực tuyến của mình. Điều này giúp bạn điều chỉnh chiến lược của mình để đạt được kết quả tốt hơn.

Hình: Tại sao phải nghiên cứu từ khóa
Nguồn: Internet

Tại sao phải nghiên cứu từ khóa
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: 4 phần mềm SEO Facebook miễn phí hiệu quả nhất hiện nay

3. Quy trình nghiên cứu từ khóa hiệu quả

3.1 Xác định mục tiêu của chiến dịch SEO

Để xác định mục tiêu của chiến dịch SEO, bạn cần làm rõ được 2 mục tiêu chính như: Mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing.

Mục tiêu kinh doanh: Bạn thực hiện chiến lược SEO này với mục đích đạt được điều gì? Chẳng hạn, doanh nghiệp đang chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới, muốn nâng cao thứ hạng website để tiếp cận gần hơn tệp khách hàng tiềm năng.

Mục tiêu marketing: Bạn cần trả lời được câu hỏi là muốn từ khóa đạt được thứ hạng nào trên trang công cụ tìm kiếm? Sản phẩm của doanh nghiệp bạn có thị phần về mặt nhận biết như thế nào so với đối thủ? Nếu giải đáp được 2 câu hỏi trên, bạn đã có cho mình hướng đi rõ ràng để triển khai từ khóa

3.2 Lập kế hoạch từ khóa

Sau khi đã xác định được mục tiêu, việc tiếp theo bạn cần phải làm chính là tổng hợp tất cả từ khóa có liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang kinh doanh. Bạn có thể phân tích từ khóa theo mô hình Keywords Tree để có một cái nhìn bao quát nhất về bộ từ khóa của mình.

Mô hình Keywords Tree sẽ bao gồm 3 phần chính như sau:

Phần gốc cây (từ khóa chính): Những từ khóa liên quan trực tiếp đến sản phẩm/ dịch vụ, có mức độ tìm kiếm lớn và khả năng cạnh tranh cao.

Phần cành cây (từ khóa phụ): Là những từ khóa có liên quan đến từ khóa chính

Phần lá (từ khóa phát triển): Từ khóa được phát triển từ những từ khóa phụ, hướng trực tiếp về nhu cầu của người dùng.

Lấy một ví dụ cụ thể về công ty phát triển phần mềm quản lý bán hàng, từ khóa chính sẽ là “phần mềm quản lý bán hàng”. Các từ khóa “Quản lý kho hàng, quản lý tồn kho, quản lý đơn hàng,…” sẽ là từ khóa phụ liên quan đến từ khóa chính. Các từ khóa “Cách bán hàng thu lời khủng, kinh nghiệm quản lý kho hiệu quả,…” là các từ khóa phát triển từ các từ khóa phụ.

3.3 Phân tích đối thủ

Sau khi đã lên được bộ từ khóa lớn, bạn tiến hành chọn lọc lại từ khóa sao cho bộ từ khóa chính cuối cùng chỉ còn lại từ 10 đến 30. Để có thể giảm bớt và khoanh vùng được đúng từ khóa đang được quan tâm, bạn có thể thăm dò đối thủ cạnh tranh xem họ đang chú trọng vào những từ khóa nào. Bạn có thể lựa chọn đi theo bộ từ khóa của đối thủ hoặc chọn phân khúc từ khóa dễ hơn để đầu tư vào chiến lược. Từ đó, bộ từ khóa của bạn sẽ được giảm bớt đi rất nhiều.

3.4 Phân tích mật độ cạnh tranh

Sau khi đã sàng lọc từ khóa, bạn cần kiểm tra mật độ cạnh tranh của bộ từ khóa đó. Ở bước này, bộ từ khóa sẽ được cắt bớt hơn 1 nửa số từ khóa ban đầu. Các từ khóa được lựa chọn sẽ dựa trên 2 chiến lược về mức độ cạnh tranh:

Chiến lược chọn nhóm từ khóa dễ, mức độ cạnh tranh không cao: Nhóm từ khóa này sẽ giúp bạn đạt được thứ hạng cao trên các thanh công cụ tìm kiếm

Chiến lược chọn nhóm từ khóa có lượng search volume lớn: Mức độ cạnh tranh cao, dành nhiều thời gian và công sức để triển khai. Tuy nhiên, nếu SEO từ khóa này tốt, bạn sẽ nhận về lượt traffic và độ nhận diện trên thanh công cụ tìm kiếm.

3.5 Lựa chọn các bộ từ khóa

Sau khi đã trải qua 4 bước trên, bạn cần lựa chọn và tổng hợp lại một bộ từ khóa hoàn chỉnh để tiến hành triển khai chiến dịch SEO. Trong bước này, bạn cần phân loại từ khóa thành những phân khúc nhỏ như: Nhóm từ khóa về sản phẩm/ dịch vụ, nhóm từ khóa về thương hiệu, nhóm từ khóa cho người dùng,…

Hình: Quy trình nghiên cứu từ khóa hiệu quả
Nguồn: Internet

Quy trình nghiên cứu từ khóa hiệu quả
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 web vẽ bằng Al miễn phí giúp nâng cao hiệu quả bán hàng

4. Các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí

4.1 Công cụ Google Keyword Planner

Đây là công cụ nghiên cứu từ khóa thông dụng và hoàn toàn miễn phí. Cách sử dụng công cụ này rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào đường link: https://ads.google.com/intl/en_VN/home/ 

Bước 2: Đăng ký tài khoản

Bước 3: Chọn mục “Công cụ” trên thanh tiêu đề rồi nhấn chọn “Công cụ lập kế hoạch từ khóa”

Bước 4: Điều chỉnh thông tin về vị trí, ngôn ngữ trên google

Bước 5: Lấy ý tưởng

Google Keyword Planner là công cụ giúp bạn kiểm tra lượng tìm kiếm của một từ khóa. Đồng thời, công cụ này còn đưa ra các ý tưởng về từ khóa liên quan giúp bạn chọn lựa sao cho phù hợp với sản phẩm của mình. Tuy nhiên, công cụ này chuyên dùng cho những bạn hay chạy quảng cáo cho nên sẽ hơi phức tạp đối với những người mới tiếp xúc với công cụ này.

Hình: Công cụ Google Keyword Planner
Nguồn: Internet

Công cụ Google Keyword Planner
Nguồn: Internet

4.2 Keyword Tools

Đến với Keyword Tools, bạn có thể kiểm tra được chính xác lượt truy cập của một từ khóa bất kỳ và những từ khóa liên quan một cách chi tiết. Đặc biệt, công cụ này không yêu cầu bạn phải truy cập hay tạo tài khoản, bạn chỉ cần truy cập vào rồi gõ vào ô từ khóa cần thiết. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng miễn phí công cụ này thì bạn sẽ bị giới hạn từ khóa cũng như chức năng hiển thị lượt tìm kiếm từ khóa.

Link truy cập: https://keywordtool.io/ 

Hình: Keyword Tools
Nguồn: Internet

Công cụ nghiên cứu từ khoá Keyword Tools
Nguồn: Internet

4.3 SEMRush

SEMRush là công cụ giúp phân tích và nghiên cứu từ khóa một cách hiệu quả. Khi sử dụng SEMRush, bạn có thể nhận về bức tranh tổng quan về từ khóa, đối thủ, từ khóa liên quan, top tìm kiếm,…Đây được cho là công cụ SEO từ khóa đầy đủ và tiện ích nhất hiện nay. Tuy nhiên, SEMRush cũng là phần mềm trả phí nếu muốn sử dụng trọn bộ tính năng. Nếu bạn sử dụng bản free sẽ bị hạn chế khá nhiều tính năng hữu ích.

Link truy cập: https://www.semrush.com 

Hình: SEMRush
Nguồn: Internet

SEMRush
Nguồn: Internet

4.4 Công cụ Ahrefs

Một trong những công cụ nghiên cứu từ khoá hữu dụng cho việc kiểm tra lượt tìm kiếm của từ khóa. Bên cạnh đó, Ahrefs còn giúp bạn có được lượt traffic, thứ hạng từ khóa trên website. Tuy nhiên, đây cũng là công cụ trả phí, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về từ khóa thì nên sử dụng bản trả phí để mang lại trải nghiệm tối nhất.

Link truy cập: https://ahrefs.com/ 

Hình: Công cụ Ahrefs
Nguồn: Internet

Công cụ Ahrefs
Nguồn: Internet

4.5 Google Suggest

Một cách dễ nhất để có được những từ khóa liên quan đến từ khóa chính là sử dụng tính năng đề xuất của Google. Khi bạn search bất kỳ thông tin nào trên Google, phía dưới trang sẽ hiện ra 10 đề xuất từ khóa liên quan. 

Hình: Google Suggest
Nguồn: Internet

Google Suggest
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình phát triển sản phẩm mới chỉ trong 7 bước

Trên đây là các thông tin xoay quanh vấn đề về từ khóa và các quy trình nghiên cứu từ khóa một cách hiệu quả. Việc tối ưu từ khóa sẽ giúp bạn SEO đúng cách và thu về lượt tiếp cận khổng lồ nếu đi đúng hướng. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại kiến thức bổ ích dành cho bạn trong quá trình tạo lập bộ từ khóa cho riêng mình. Chúc bạn thành công!

Chia sẻ bài viết: