[Recap Webinar 17/4] Nắm vững A – Z tuyệt chiêu làm nội dung bán hàng siêu tốc – hiệu quả với AI

Với hơn 50 lượt tham gia cùng lúc, buổi Webinar qua nền tảng Zoom “Bí kíp làm nội dung bán hàng siêu tốc – hiệu quả với AI” đã diễn ra thành công vượt mong đợi. Sự kiện không chỉ mang đến những bí quyết quý giá về ứng dụng AI trong vận hành doanh nghiệp mà còn thu hút hàng trăm lượt tương tác trực tiếp cùng nhiều câu hỏi sâu sắc gửi về Ban tổ chức sau chương trình.
Finan (Sổ Bán Hàng) xin chân thành cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ truyền thông từ Tổ chức CARE tại Việt Nam – Tổ chức quốc tế đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 1989 với nhiều dự án, chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển, thông qua Sáng kiến Bừng sáng/Strive Women với sự tài trợ từ Trung tâm Tăng trưởng Toàn diện Mastercard. Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn đến diễn giả của chương trình – anh Hà Mạnh Hùng, anh Hoàng Lê và MC Hà Nguyễn cùng tất cả chủ kinh doanh đã tạo nên một buổi chia sẻ kiến thức đầy ý nghĩa.
Cùng điểm lại những nội dung chính của chương trình “Bí kíp làm nội dung bán hàng siêu tốc – hiệu quả với AI” trong bài viết recap dưới đây, đúc kết lại bộ tuyệt chiêu hữu ích dành cho các chủ kinh doanh khi áp dụng AI trong quá trình vận hành của mình.
>>> Mời bạn xem thêm:
Finan và CARE tiếp tục triển khai chương trình “Nữ chủ tự tin – Doanh nghiệp tự tiến”
Sàn TMĐT tăng phí, nhà bán oằn mình xoay xở giữa cơn bão chi phí: Đâu là lối thoát?
Thông tin về chương trình
Webinar “Bí kíp làm nội dung bán hàng siêu tốc – hiệu quả với AI” nằm trong chuỗi hoạt động được triển khai bởi bởi Tổ chức CARE tại Việt Nam thông qua Sáng kiến Bừng sáng/Strive Women với sự tài trợ từ Trung tâm Tăng trưởng Toàn diện Mastercard. Chương trình hướng đến mục tiêu trang bị kiến thức và công cụ thiết thực giúp các chủ kinh doanh tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ AI trong thời đại số.
Chương trình có sự tham gia của các diễn giả:
Anh Hà Mạnh Hùng (Co-Founder VelaAI Academy) – có hơn 10 năm kinh nghiệm phát triển các giải pháp công nghệ cho TMĐT. Ngoài ra, anh còn là thành viên ban chấp hành hiệp hội TMĐT Việt Nam Vecom và admin của cộng đồng AI là đầu cơ nghiệp.
Anh Hoàng Lê (Founder & CEO Staspi.AI Agent) – Chuyên gia TMĐT & Marketing với nhiều năm kinh nghiệm chiến lược & vận hành:
- 4 năm vận hành hoạt động bán hàng TMĐT tại thị trường Mỹ
- Cố vấn chiến lược cho Chinsu-Masan trên sàn Amazon & Walmart
- Đối tác truyền thông của Amazon Global Selling, WorldFirst, Shark Tank Vietnam
- 3+ năm xây dựng cộng đồng TMĐT tại Việt Nam & Hoa Kỳ

>>Có thể bạn quan tâm: Top 5 web vẽ bằng AI miễn phí giúp nâng cao hiệu quả bán hàng
Thấu hiểu bản thân trước khi vận dụng AI
Bức tranh thực tế trước kỷ nguyên AI
Trước khi AI trở nên phổ biến, các chủ kinh doanh thường phải đối mặt với những thách thức lớn trong vận hành:
- Quá tải công việc: Một người đảm nhận nhiều vai trò khác nhau
- Áp lực deadline: Liên tục chạy đua với thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ
- Nguồn lực hạn chế: Team nhỏ nhưng phải đảm đương khối lượng công việc lớn
- Cạn kiệt năng lượng: Burnout và mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Sự xuất hiện của AI chính là giải pháp toàn diện cho câu hỏi: “Làm sao tăng hiệu suất mà không bị kiệt sức?”
Vai trò của AI trong quản lý dự án hiện đại
Theo anh Hà Mạnh Hùng, AI đóng vai trò như một trợ lý tư duy giúp ra quyết định nhanh chóng, không chỉ đơn thuần là công cụ thực thi. Để tận dụng tối đa tiềm năng này, các chủ kinh doanh cần tuân theo quy trình bài bản:
Thiết lập kế hoạch cá nhân và dự án:
- Xác định mục tiêu dự án cụ thể: Áp dụng nguyên tắc SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound)
- Phân chia công việc chi tiết: Chia nhỏ dự án thành các task có tính khả thi
- Theo dõi tiến độ thực hiện: Xây dựng hệ thống giám sát hiệu quả
- Tận dụng AI hỗ trợ: Để đảm bảo hoàn thành đúng hạn với chất lượng tối ưu
Xây dựng lộ trình nội dung chuyên nghiệp:
- Brainstorm chủ đề sáng tạo: Sử dụng AI để mở rộng ý tưởng và khám phá góc nhìn mới
- Lập lịch đăng bài khoa học: Tạo content calendar với sự hỗ trợ của AI
- Phác thảo nội dung: Xây dựng khung – sườn bài viết có tính logic và mạch lạc
- Thiết lập hệ thống đo lường hiệu quả: Sử dụng AI phân tích dữ liệu và đề xuất cải tiến
“Người + AI = Team vận hành 4.0 – Nhanh, Năng động và Linh hoạt”
>>Có thể bạn quan tâm: Sổ Bán Hàng chính thức hợp tác cùng VNPT cung cấp giải pháp triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền (Cập nhật mới)
Trọn bộ bí kíp sáng tạo nội dung siêu tốc và hiệu quả với AI
Mindset, Skillset, Toolset trong ứng dụng AI
Để có thể ứng dụng AI một cách bài bản và thực sự tạo ra giá trị trong hoạt động kinh doanh, điều quan trọng không nằm ở việc bạn sử dụng công cụ nào, mà là bạn hiểu và làm chủ tư duy, kỹ năng và công cụ ra sao. Tại chương trình, anh Hoàng Lê đã chia sẻ một framework toàn diện, gồm ba yếu tố nền tảng: Mindset – Skillset – Toolset, giúp các chủ kinh doanh nắm bắt và vận hành hiệu quả các công cụ AI trong hoạt động sáng tạo nội dung và marketing.
>> Có thể bạn quan tâm: Bỏ túi 15+ mô hình kinh doanh phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay
Mindset – Tư duy dùng AI
Muốn sử dụng AI hiệu quả, trước hết cần định hình một tư duy đúng. Với vai trò là người dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp, mỗi chủ kinh doanh cần xem AI là một trợ lý chiến lược thay vì một công cụ đơn lẻ. Trong phần chia sẻ, anh Hoàng Lê đã giới thiệu mô hình Hub–Spokes – trong đó AI trung tâm (hub) phối hợp cùng các công cụ chuyên biệt (spokes) để tạo nên một quy trình vận hành liền mạch, tối ưu hóa nguồn lực và thời gian.
Bên cạnh đó, anh cũng phân tích ba tầng quan trọng mà người dùng cần hiểu khi tiếp cận AI: Pre-train (kiến thức nền), Post-train (khả năng thực thi) và Prompt (yêu cầu đầu vào). Những yếu tố này đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn đúng công cụ, đặt đúng câu hỏi và khai thác tối đa sức mạnh của AI.
Skillset: Kỹ năng nghề và Kỹ năng dùng AI
Tư duy đúng là bước đầu, nhưng để biến AI thành một phần trong guồng máy kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần trang bị thêm những kỹ năng thực chiến, bao gồm cả kỹ năng nghề và kỹ năng làm việc cùng AI. AI không thể thay thế kiến thức chuyên môn, nhưng sẽ là công cụ gia tốc nếu người dùng biết cách dẫn dắt và hướng dẫn nó đúng hướng.
Anh Hoàng Lê khuyến nghị một loạt phương pháp tương tác hiệu quả với AI, như thiết lập vai trò cho công cụ, đưa ra tiêu chuẩn rõ ràng, định hình format nội dung, cung cấp dữ liệu thực tế và minh họa cụ thể. Càng chi tiết và có hệ thống, kết quả AI tạo ra sẽ càng gần với nhu cầu thực tế và thương hiệu của bạn.
Để sử dụng AI hiệu quả, anh Hoàng Lê đã khuyến khích các chủ kinh doanh áp dụng các chiến lược sau:
Thiết lập vai trò rõ ràng:
- “Hãy đóng vai một chuyên gia marketing với 15 năm kinh nghiệm…”
- “Hãy trở thành một copywriter chuyên viết landing page bán hàng…”
Đưa ra tiêu chuẩn cụ thể:
- “Nội dung cần ngắn gọn, súc tích, không quá 500 từ…”
- “Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, tránh thuật ngữ chuyên ngành phức tạp…”
Hình thành “format” nhất quán:
- “Bài viết cần có cấu trúc: Tiêu đề gây tò mò, Mở đầu nêu vấn đề, Thân bài giải quyết, Kết luận kèm CTA…”
- “Mỗi điểm cần có ví dụ minh họa và số liệu chứng minh…”
Cung cấp dữ liệu chất lượng:
- Cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ
- Chia sẻ insight từ khách hàng thực tế
- Bổ sung thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh
Đính kèm ví dụ minh họa:
- Chia sẻ mẫu nội dung đã thành công trước đây
- Cung cấp tham khảo về tone giọng và phong cách mong muốn
“Context is King – Ngữ cảnh chính là vua khi sử dụng AI” – Anh Hoàng Lê nhận định
Toolset – Bộ công cụ AI toàn năng
Sau khi định hình được tư duy và rèn luyện kỹ năng, bước tiếp theo là lựa chọn và sử dụng đúng bộ công cụ AI để vận hành quy trình. Theo anh Hoàng Lê, một nhà quản lý giỏi không chỉ biết công cụ nào đang mạnh, mà còn phải biết giao việc đúng công cụ, theo sát hiệu quả và liên tục cải tiến cách dùng.
Từ công cụ viết nội dung, tạo hình ảnh, dựng video cho đến AI hỗ trợ lipsync hoặc xây dựng nhân vật ảo, mỗi công cụ có điểm mạnh riêng, và khi biết kết hợp đúng cách, bạn sẽ xây dựng được một hệ sinh thái vận hành content 4.0 – nơi con người và AI phối hợp linh hoạt để tối ưu hiệu quả.
Các chiến lược quản lý AI hiệu quả:
- Phân công nhiệm vụ phù hợp: Giao đúng việc cho đúng công cụ AI
- Giám sát chất lượng: Kiểm tra kết quả và đưa ra phản hồi
- Tối ưu hóa quy trình: Liên tục cải tiến cách sử dụng AI
- Kết hợp với chuyên môn con người: Tận dụng điểm mạnh của cả AI và con người
Ứng dụng vào sử dụng AI trong thực tế
Hiểu đúng về AI, rèn luyện kỹ năng tư duy và lựa chọn công cụ phù hợp mới chỉ là bước khởi đầu. Để AI thực sự mang lại giá trị trong kinh doanh, doanh nghiệp cần biết cách triển khai vào quy trình vận hành hàng ngày một cách có hệ thống, linh hoạt và thực tế. Trong phần chia sẻ tiếp theo, anh Hoàng Lê đã hướng dẫn chi tiết cách các chủ kinh doanh có thể biến AI từ một công cụ hỗ trợ thành một “trợ lý ảo” toàn năng – góp phần cải thiện tốc độ, chất lượng và hiệu suất công việc.
Tạo AI Assistant trên LLMs như ChatGPT

Quy trình 8 bước:
Xác định mục đích cụ thể:
- Trợ lý viết content
- Trợ lý phân tích dữ liệu
- Trợ lý dịch thuật
- Trợ lý chăm sóc khách hàng
Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng:
- Tone giọng (chuyên nghiệp, thân thiện, hài hước…)
- Độ dài phù hợp
- Cấu trúc nhất quán
- Nguyên tắc thương hiệu
Sử dụng ChatGPT để tạo system prompt hiệu quả:
“Hãy giúp tôi tạo một system prompt cho ChatGPT để tạo một trợ lý viết nội dung
chuyên về [lĩnh vực của bạn]. Trợ lý này cần có khả năng [liệt kê các yêu cầu],
tuân thủ [các nguyên tắc], và luôn duy trì [tone giọng mong muốn].”
Cấu hình trong các nền tảng AI:
- ChatGPT: Tạo GPTs tùy chỉnh
- Claude: Sử dụng Prompt Library
- Gemini: Tạo Extension
Đánh giá kết quả thử nghiệm:
- Kiểm tra độ chính xác
- Đánh giá tính nhất quán
- Xác minh việc tuân thủ tiêu chuẩn
Liên tục feedback và tinh chỉnh:
- Cung cấp phản hồi chi tiết
- Điều chỉnh system prompt
- Thêm ví dụ minh họa
Tích hợp vào quy trình làm việc:
- Kết nối với các công cụ hiện có
- Tạo template và workflow
- Đào tạo team sử dụng
Theo dõi hiệu suất và tối ưu hóa:
- Đánh giá định kỳ
- Cập nhật theo xu hướng mới
- Đo lường ROI
Công thức viết prompt chuẩn cho AI
Anh Hoàng Lê giới thiệu framework CRISPE để viết prompt hiệu quả:
- C – Context (Bối cảnh): Cung cấp thông tin nền để AI hiểu vấn đề
- R – Role (Vai trò): Giao vai trò cụ thể cho AI
- I – Instruction (Hướng dẫn): Yêu cầu chi tiết về nhiệm vụ
- S – Specification (Đặc điểm kỹ thuật): Tiêu chuẩn, định dạng, giới hạn
- P – Performance (Hiệu suất): Yêu cầu về chất lượng đầu ra
- E – Example (Ví dụ): Cung cấp mẫu minh họa
Ví dụ prompt hoàn chỉnh:
[Context] Tôi đang điều hành một cửa hàng mỹ phẩm organic nhỏ, với phân khúc khách hàng chủ yếu là phụ nữ 25-35 tuổi, quan tâm đến sản phẩm tự nhiên và bảo vệ môi trường.
[Role] Hãy đóng vai một copywriter chuyên viết nội dung quảng cáo cho sản phẩm mỹ phẩm cao cấp.
[Instruction] Viết một bài đăng Facebook giới thiệu về dòng sản phẩm serum vitamin C mới của cửa hàng, với thông điệp chính là “Tự nhiên – Hiệu quả – Bền vững”.
[Specification] Bài viết có độ dài khoảng 100-150 từ, bao gồm một câu mở đầu gây tò mò, 3-4 điểm nổi bật về sản phẩm, và một call-to-action rõ ràng. Sử dụng emoji phù hợp.
[Performance] Giọng điệu thân thiện nhưng chuyên nghiệp, tránh cảm giác quá “sales”, nhấn mạnh vào lợi ích và giá trị cốt lõi. Tạo cảm giác độc quyền và khẩn cấp.
[Example] Tham khảo bài đăng trước đây đã thành công […]
Ứng dụng ChatGPT làm “trạm trung chuyển” AI ra sao?
Anh Hoàng Lê hướng dẫn các chủ kinh doanh tận dụng ChatGPT làm hub trung tâm để kết nối các công cụ AI khác:
Tạo quy trình làm việc:
- Sử dụng ChatGPT để lên outline nội dung
- Yêu cầu ChatGPT gợi ý công cụ AI chuyên biệt cho từng phần
- Tạo prompt cho từng công cụ AI được đề xuất
Tích hợp kết quả:
- Gửi lại kết quả từ các công cụ AI khác cho ChatGPT
- Yêu cầu ChatGPT phân tích, tổng hợp và tinh chỉnh
- Xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh
Tối ưu hóa workflow:
- Lưu trữ và tái sử dụng các prompt hiệu quả
- Tạo template cho quy trình làm việc
- Tự động hóa qua API nếu có thể
Các bước làm video TVC từ một bức hình duy nhất
Trong bối cảnh video ngày càng chiếm ưu thế trong truyền thông số, việc tạo ra một video quảng cáo (TVC) không còn là đặc quyền của những doanh nghiệp lớn với ngân sách sản xuất cao. Nhờ ứng dụng công nghệ AI, giờ đây các chủ kinh doanh có thể dễ dàng tạo video quảng cáo chỉ từ một bức ảnh.
Dưới đây là quy trình chi tiết, đơn giản và hiệu quả để làm TVC mà anh Hoàng Lê đã tổng hợp:
Bước 1: Chuẩn bị hình ảnh
- Chọn ảnh rõ nét, bố cục hài hòa, tốt nhất là ảnh chân dung hoặc ảnh sản phẩm có nền đơn giản.
- Kích thước khuyến nghị: 1080x1080px hoặc lớn hơn.
- Tránh ảnh bị cắt góc, thiếu sáng hoặc có chữ đè sẵn.
Bước 2: Xây dựng ý tưởng video
- Lên kịch bản ngắn gồm 3–5 đoạn: mở đầu, giới thiệu sản phẩm, điểm nổi bật, kêu gọi hành động.
- Xác định tông giọng: giới thiệu nhẹ nhàng, quảng cáo thuyết phục hay chia sẻ trải nghiệm thực tế.
- Nếu có nhân vật, xác định vai trò và lời thoại dự kiến.
Bước 3: Tạo chuyển động từ ảnh tĩnh
Tùy vào mục đích sử dụng, bạn có thể chọn một trong các công cụ sau:
- HeyGen, D-ID, Dreamina AI: tạo nhân vật nói chuyện (lipsync) từ ảnh chân dung.
- RunwayML, Kaiber AI, Genmo: tạo chuyển động nghệ thuật từ ảnh tĩnh.
- CapCut, Canva: tạo hiệu ứng đơn giản cho người mới bắt đầu.
Chỉ cần upload hình và nhập lời thoại hoặc nội dung mô tả, công cụ sẽ tự xử lý.
Bước 4: Chỉnh sửa video
- Thêm hiệu ứng, chữ, logo, CTA (Call To Action) nếu cần.
- Cân chỉnh tốc độ, thời lượng video (khuyến nghị: 15–30 giây).
- Lồng nhạc nền phù hợp, ưu tiên các bản nhạc có nhịp đều hoặc trending.
Công cụ gợi ý: CapCut, VN Video Editor, Canva Pro.
Bước 5: Xuất bản và thử nghiệm
- Xuất video theo tỷ lệ 9:16 hoặc 1:1 để phù hợp với nền tảng TikTok, Facebook, Instagram.
- Đăng thử nghiệm nhiều phiên bản, theo dõi chỉ số xem và tương tác để đánh giá hiệu quả.
- Ưu tiên gắn link mua hàng, số điện thoại hoặc mã QR để tăng chuyển đổi.
Một vài công cụ AI hữu ích trong Marketing và TMĐT
Việc ứng dụng AI đang ngày càng trở thành xu hướng tất yếu trong Marketing và TMĐT, giúp tiết kiệm thời gian, tối ưu hiệu quả và nâng cao chất lượng nội dung. Dưới đây là các nhóm công cụ AI tiêu biểu, dễ áp dụng mà anh Hoàng Lê đã gợi ý cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Công cụ AI viết bài: Chat GPT, Deepseek, Grok, Gemini
Công cụ AI tạo hình ảnh và video: ChatGPT, Gemini KlingAI, DreamMachine, Hailuo AI
Công cụ AI Lipsync: KlingAI, HeyGen, Dreamina AI
Q&A – Hỗ trợ giải đáp các vấn đề thường gặp của chủ doanh nghiệp
Chương trình ghi nhận nhiều câu hỏi thú vị từ phía người tham dự cũng như các chủ doanh nghiệp gửi đến cho chương trình, cho thấy sự quan tâm sâu sắc của doanh nghiệp với việc ứng dụng AI hiệu quả trong quá trình vận hành của mình:
- Mình định mua chung tài khoản ChatGPT thì có rủi ro hay nhược điểm nào không? – Chủ kinh doanh Lan Hương đặt câu hỏi cho chương trình.
Anh Hà Mạnh Hùng giải đáp: “Việc sử dụng chung một tài khoản ChatGPT giữa nhiều người dùng là điều khá phổ biến trong cộng đồng, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đầu tiên là vấn đề bảo mật. Khi tài khoản dùng chung, dữ liệu nội bộ, chiến lược kinh doanh hoặc các thông tin nhạy cảm rất dễ bị lộ nếu không kiểm soát được người truy cập. Ngoài ra, khi có quá nhiều người truy cập cùng lúc, tốc độ phản hồi của AI thường bị chậm, dễ gián đoạn, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Vì vậy, mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp nên đầu tư tài khoản riêng, đặc biệt với những đơn vị có nhu cầu sử dụng thường xuyên và mang tính chuyên sâu.”
- Bản trả phí của các công cụ AI hiệu quả như thế nào? So với bản miễn phí thì có hạn chế không? Chủ kinh doanh đặt câu hỏi cho chương trình.
Anh Hoàng Lê giải đáp: “Phiên bản miễn phí thường bị giới hạn số lượt sử dụng trong ngày, tốc độ phản hồi chậm và không thể truy cập vào các tính năng nâng cao như sử dụng API, upload file, hay kết nối với plugin. Trong khi đó, bản trả phí mang đến trải nghiệm mượt mà hơn, xử lý dữ liệu nhanh hơn, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất công việc. Nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng AI như một phần quan trọng trong quy trình vận hành, việc đầu tư bản trả phí là hoàn toàn xứng đáng.”
- Sử dụng công cụ chat GPT chia sẻ cho nhân viên có gặp hạn chế gì không? – Chủ kinh doanh đặt câu hỏi cho chương trình.
Anh Hà Mạnh Hùng giải đáp: “Việc chia sẻ tài khoản cho nội bộ doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện được nếu có sự kiểm soát. Để đảm bảo tính an toàn, người dùng nên sử dụng email trung lập (email trắng), không gắn với thông tin cá nhân hay thương hiệu chính. Với bản ChatGPT Plus, người dùng có thể truy cập ổn định, không giới hạn thời lượng và tận dụng tối đa các tính năng cao cấp. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả trong đội nhóm, doanh nghiệp nên xây dựng bộ quy tắc sử dụng, thư viện prompt mẫu, và phân quyền rõ ràng thay vì chỉ đơn giản chia sẻ tài khoản.”
- Làm sao để tạo prompt hoàn hảo, chuẩn chỉnh và không quá chung chung? – Chủ kinh doanh Lan Hương đặt câu hỏi cho chương trình.
Anh Hoàng Lê giải đáp: “Một trong những sai lầm phổ biến khi dùng AI là đưa ra prompt quá ngắn hoặc thiếu thông tin, dẫn đến kết quả không đúng mong muốn. Prompt hiệu quả cần có đủ ngữ cảnh, mục tiêu cụ thể, định dạng đầu ra mong muốn và đối tượng hướng đến. Ví dụ, thay vì yêu cầu “Viết bài giới thiệu sản phẩm”, hãy đưa đầy đủ thông tin như: “Viết bài giới thiệu kem dưỡng trắng da ban đêm cho phụ nữ 25–35 tuổi, giọng văn tinh tế, độ dài 300 từ, kết thúc bằng CTA kêu gọi mua hàng.” Càng rõ ràng ở đầu vào, kết quả AI tạo ra sẽ càng sát nhu cầu hơn.”
- Làm sao để xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả bằng AI? – Chủ kinh doanh Lan Hương đặt câu hỏi cho chương trình.
Anh Hoàng Lê giải đáp: “AI không chỉ giúp tiết kiệm thời gian viết nội dung, mà còn hỗ trợ xây dựng phong cách thương hiệu nhất quán nếu được huấn luyện đúng cách. Bạn có thể đưa cho AI một vài bài viết mẫu, định nghĩa giọng văn, cá tính thương hiệu (trẻ trung, sâu sắc, chuyên nghiệp…), và yêu cầu AI mô phỏng lại. Ngoài ra, có thể sử dụng AI để tạo đề cương nội dung, chỉnh sửa bài viết, gợi ý tiêu đề, hoặc tạo chuỗi bài viết theo chủ đề phù hợp với định vị cá nhân.”
- Phải làm thế nào để làm chủ AI, không thể để AI thay thế con người? – Chủ kinh doanh đặt câu hỏi cho chương trình.
Anh Hà Mạnh Hùng giải đáp: “Làm chủ AI không có nghĩa là trở thành chuyên gia kỹ thuật, mà là hiểu rõ AI đang làm gì, và tận dụng nó như một công cụ hỗ trợ chiến lược. Điều quan trọng là người dùng phải liên tục nâng cao chuyên môn của bản thân – thứ mà AI không thể thay thế được. Những yếu tố như tư duy phản biện, trải nghiệm thực tế, cảm xúc con người và khả năng kết nối là những điểm mạnh mà AI không thể sao chép. Nếu biết cách sử dụng AI đúng lúc, đúng chỗ, bạn sẽ luôn là người điều khiển công cụ – không phải người bị thay thế bởi nó.”
Webinar ngày 17/4 không chỉ là nơi chia sẻ kiến thức, mà còn là bệ phóng cảm hứng cho hàng chục chủ doanh nghiệp đang trong hành trình chuyển đổi số. Trong bối cảnh AI bùng nổ, việc hiểu đúng – dùng đúng – làm chủ AI chính là chìa khóa để doanh nghiệp tăng tốc, tiết kiệm chi phí và nâng tầm vận hành.
Finan (Sổ Bán Hàng) sẽ tiếp tục đồng hành cùng các chủ doanh nghiệp trong nhiều webinar sắp tới – nơi cập nhật xu hướng, công cụ và chiến lược mới nhất để bạn luôn dẫn đầu cuộc chơi.
Mời chủ kinh doanh xem recap chuỗi series podcast “Chuyện Làm Chủ”, Finan đồng tổ chức cùng CARE tại Việt Nam vừa qua:
Muốn đi xa, doanh nghiệp phải sống khỏe, không chỉ sống sót! – Chuyện Làm Chủ tập 1
Từ làm thuê sang làm chủ: Giấc mơ đẹp hay thử thách chông gai? – Chuyện Làm Chủ tập 2
Làm chủ một doanh nghiệp, giữ lửa một mái ấm: Làm sao cho trọn! – Chuyện Làm Chủ tập 3
Gắn thương hiệu cá nhân với doanh nghiệp: Lợi thế hấp dẫn hay rủi ro tiềm ẩn? – Chuyện Làm Chủ tập 4