Podcast là một hình thức truyền thông âm thanh ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu từ Statista, tỷ lệ người dùng truy cập podcast dự kiến sẽ tăng 29,9% trong năm 2024. Đồng thời, số lượng người nghe podcast tại Việt Nam được dự đoán sẽ đạt 30,8 triệu vào năm 2029. Điều này cho thấy sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang dần thay đổi cách mọi người tiếp cận thông tin, làm cho thói quen nghe podcast trở nên ngày càng phổ biến. Hãy cùng Sổ Bán Hàng khám phá podcast là gì và những lợi ích thú vị mà hình thức này có thể mang lại cho các cá nhân và cả nhà bán hàng qua bài viết dưới đây nhé!
1. Podcast là gì?
1.1. Khái niệm về Podcast
Podcast là một loại tệp âm thanh kỹ thuật số có thể được phát trực tuyến hoặc tải về từ Internet. Những tệp này thường chứa nội dung liên quan đến nhiều chủ đề khác nhau, từ âm nhạc, radio, đến các cuộc phỏng vấn, ký sự, hoặc thậm chí là các bài thuyết giảng. Người nghe có thể chọn những nội dung phù hợp với sở thích cá nhân và thưởng thức bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, chỉ với một chiếc smartphone hoặc máy tính bảng.
Podcast không giống như các trang radio trực tuyến chỉ tập trung vào âm nhạc; thay vào đó, chúng tập trung vào các cuộc thảo luận, hội thoại giữa các khách mời, hoặc một diễn giả độc thoại chia sẻ quan điểm của mình về một vấn đề nào đó, và những chủ đề thảo luận ở đây cực kì phong phú, có thể từ phương pháp kinh doanh, marketing cho đến cẩm nang du lịch hay yoga…
Người dùng có thể tải nội dung từ kênh Podcast thông qua các ứng dụng tích hợp sẵn trên hầu hết các thiết bị chạy hệ điều hành Apple hoặc Android, hoặc từ bất kỳ nền tảng nào có kết nối Internet. Podcast thường được phát hành dưới định dạng MP3, giúp việc chia sẻ trên nhiều thiết bị trở nên đơn giản mà không cần phải chuyển đổi định dạng.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Podcast lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2003 tại sự kiện BloggerCon, nơi một phần mềm có tên RSS-to-iPod được phát hành, cho phép người dùng iPod tải xuống các tệp âm thanh từ Internet. Đến năm 2004, thuật ngữ “podcasting” được nhà báo người Anh Ben Hammersley đưa ra, kết hợp giữa hai từ “iPod” (một thương hiệu máy phát nhạc của Apple) và “broadcast” (phát sóng). Thuật ngữ này dần trở nên phổ biến và trở thành tên gọi chính thức của hình thức truyền thông này. Cho đến nay, số lượng người nghe Podcast đã đạt con số khổng lồ và đặc biệt có sự tăng trưởng mạnh những năm gần đây.
1.3. Cách thức hoạt động của podcast
Podcast hoạt động dựa trên nguyên tắc phân phối nội dung âm thanh qua các ứng dụng nghe podcast bằng RSS – Really Simple Syndication (nguồn cấp dữ liệu đơn giản). Cách thức hoạt động của podcast có thể tóm tắt như sau:
- Bước 1: Người làm podcast (podcaster) tạo ra file âm thanh.
- Bước 2: Tải file âm thanh lên một dịch vụ lưu trữ podcast.
- Bước 3: Dịch vụ lưu trữ sẽ tạo ra một RSS feed cho kênh podcast.
- Bước 4: Các ứng dụng nghe podcast sẽ nạp RSS feed này, cho phép người dùng tải xuống hoặc nghe trực tiếp.
>> Mời bạn xem toàn bộ nội dung Podcast với chủ đề “Đầu tư mở rộng kinh doanh – bao nhiêu tiền là đủ?”
2. Lợi ích của Podcast là gì?
Podcast không chỉ là một công cụ giải trí mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho người nghe, từ việc cung cấp kiến thức đến phát triển các kỹ năng.
2.1. Giải trí và cập nhật tin tức
Podcast không chỉ giúp bạn giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng mà còn cung cấp các bản tin cập nhật nhanh chóng vào cuối ngày hoặc sáng sớm. Với podcast, bạn có thể vừa thư giãn vừa cập nhật tin tức, từ những câu chuyện đời thường đến các sự kiện thời sự nóng hổi.
2.2. Nguồn tri thức khổng lồ từ đa dạng chủ đề
Podcast là một kho tàng kiến thức khổng lồ với nhiều chủ đề khác nhau. Những người làm podcast thường là những chuyên gia trong lĩnh vực của họ, chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết của mình qua từng tập podcast. Điều này giúp người nghe có thể tiếp cận một lượng lớn kiến thức từ học thuật đến thực tiễn, từ những người đi trước.
2.3. Tiếp cận những ý tưởng thú vị
Podcast là nơi quy tụ những ý tưởng sáng tạo và độc đáo. Với nội dung đa dạng và phong phú, podcast giúp người nghe tiếp cận với những ý tưởng mới lạ, không dễ dàng tìm thấy trên các nền tảng truyền thông khác. Thêm vào đó, nội dung Podcast thường được xây dựng như một buổi trao đổi nên được rất nhiều người nổi tiếng, chuyên gia trong các lĩnh vực sử dụng để chia sẻ kiến thức tới cộng đồng. Đó có thể là quan điểm, ý kiến từ góc nhìn của họ về một vấn đề, hoặc là những kiến thức họ đã trải nghiệm và tích lũy được. Đây chính là nguồn cảm hứng vô giá cho những ai đang tìm kiếm sự đổi mới trong suy nghĩ và công việc.
2.4. Phát triển trí tưởng tượng của bạn
Nghe podcast không chỉ giúp bạn thu nạp kiến thức mà còn kích thích trí tưởng tượng. Khi lắng nghe, não bộ của chúng ta hoạt động để hình dung và hiểu rõ nội dung, từ đó phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc phát triển trí tưởng tượng giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin phức tạp.
2.5. Cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh
Podcast là công cụ tuyệt vời để cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh, đặc biệt là khi nội dung được trình bày chủ yếu bằng ngôn ngữ này. Việc thường xuyên nghe các podcast tiếng Anh sẽ giúp bạn làm quen với ngữ điệu, từ vựng và cấu trúc câu, từ đó nâng cao khả năng giao tiếp và hiểu biết về ngôn ngữ.
3. Podcast – cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà bán hàng?
Một nghiên cứu gần đây của EdisonResearch về người nghe Podcast đã chỉ ra rằng 54% trong số họ sẽ tìm hiểu và kiểm tra các thương hiệu được đề cập trên những chương trình Podcast mà họ yêu thích. Vì vậy hiện nay, Podcast không chỉ là một phương tiện giải trí mà còn là một nền tảng hiệu quả để các cá nhân và doanh nghiệp quảng bá thương hiệu. Quảng cáo bằng phương thức này được đánh giá là hiệu quả. Bằng cách cung cấp nội dung giá trị và sâu sắc, Podcast giúp doanh nghiệp, nhà bán hàng tiếp cận và tương tác với khách hàng theo cách gần gũi và đáng tin cậy, từ đó xây dựng một cộng đồng trung thành.
Tăng tương tác với khách hàng
Podcast cho phép doanh nghiệp, nhà bán hàng kết nối với khách hàng một cách chân thực và sâu sắc hơn. Thông qua các chủ đề liên quan và hấp dẫn, doanh nghiệp có thể khuyến khích sự tương tác từ phía người nghe, tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận, phản hồi và chia sẻ ý kiến. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng mà còn xây dựng mối quan hệ bền chặt, tăng cường sự trung thành và niềm tin từ phía người tiêu dùng.
Xây dựng thương hiệu thông qua nội dung giá trị
Podcast là công cụ mạnh mẽ để doanh nghiệp khẳng định giá trị thương hiệu của mình. Bằng cách chia sẻ những thông tin hữu ích, câu chuyện thú vị và góc nhìn độc đáo, doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh của mình như một chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động. Điều này không chỉ giúp thương hiệu trở nên uy tín và đáng nhớ trong mắt khách hàng mà còn tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững, thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng thông qua nội dung chất lượng và có giá trị lâu dài. Vì vậy, việc đầu tư vào nội dung Podcast phù hợp không chỉ giúp thu hút thêm khách hàng mà còn tăng cường nhận thức về thương hiệu.
3. Hướng dẫn cách sử dụng Podcast trên iPhone, iPad chi tiết
Ứng dụng Podcast được tích hợp sẵn trên các thiết bị iPhone và iPad, giúp người dùng dễ dàng truy cập và thưởng thức các tập podcast yêu thích.
3.1. Tìm và tải tệp Podcast trên Iphone, Ipad
– Bước 1: Mở ứng dụng Podcast trên thiết bị.
– Bước 2: Ấn vào Mục lục/Browse để hiển thị các Podcast nổi bật.
– Bước 3: Ấn vào công cụ Tìm kiếm/Search để tìm Podcast yêu thích.
– Bước 4: Khi đã tìm thấy Podcast muốn nghe, nhấn vào để hiển thị nội dung và mục lục.
– Bước 5: Bạn ấn vào dấu “+” và chọn Tải về/ Download khi muốn tải một tập Podcast bất kỳ.
3.2. Chia sẻ nội dung Podcast
Podcast hỗ trợ người dùng chia sẻ nội dung qua các kênh mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter hoặc iMessage. Cách sử dụng Podcast trên điện thoại như sau:
– Bước 1: Mở ứng dụng Podcast và nhấn chọn Podcast bạn muốn chia sẻ.
– Bước 2: Chọn biểu tượng “…” (dấu 3 chấm) và ấn nút Chia sẻ/Share.
– Bước 3: Chọn hình thức chia sẻ phù hợp.
3.3. Đồng bộ Podcast trên các thiết bị iPhone, iPad
Nếu bạn sử dụng nhiều thiết bị Apple, việc đồng bộ podcast giữa các thiết bị sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Bạn hãy thực hiện đồng bộ hóa nội dung Podcast theo hướng dẫn dưới đây:
– Bước 1: Vào Cài đặt/Setting trên thiết bị Apple.
– Bước 2: Chọn biểu tượng của Podcast, sau đó gạt nút Đồng bộ hóa Podcast thành On (bật màu xanh).
Như vậy, bạn có thể nghe podcast trên mọi thiết bị của mình mà không cần phải tải lại từ đầu.
3.4. Cách cài đặt tần suất Refresh Podcast
Podcast cho phép bạn chủ động cài đặt tần suất cập nhật với các bước sau. Bạn có thể cài đặt tần suất cập nhật podcast theo nhu cầu của mình.
– Bước 1: Vào mục Cài đặt/Setting trên màn hình thiết bị.
– Bước 2: Chọn biểu tượng Podcast.
– Bước 3: Chọn Lặp lại mỗi/Refresh Every
– Bước 4: Lựa chọn tần suất phù hợp theo ý mình (1 tiếng, 6 tiếng, ngày, tuần, thủ công), podcast của bạn sẽ được tự động làm mới theo lịch trình đã chọn.
4. Một số kênh Podcast hữu ích
Dưới đây là một số kênh podcast phổ biến và hữu ích mà bạn có thể tham khảo:
- Google Podcast: Đây là một dịch vụ của Google dành cho người dùng Android, cho phép bạn nghe podcast dễ dàng trên điện thoại hoặc máy tính. Các thiết bị dùng hệ điều hành Android có thể cài đặt ứng dụng Google Podcast và nghe trên điện thoại rất dễ dàng. Ngoài ra bất cứ lúc nào bạn cũng có thể tìm kiếm, nghe podcast tại dịch vụ Google Podcast trên các trình truyệt ở địa chỉ: https://podcasts.google.com/
- Spotify Podcast: Dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Spotify cũng cung cấp một phần lớn nội dung podcast với nhiều chủ đề khác nhau. Trên di động, bạn cũng có thể tải và cài đặt ứng dụng Spotify, tìm tên kênh và chủ đề podcast, nghe và theo dõi các kênh podcast.
- Apple Podcast: Dịch vụ này được Apple cung cấp thông qua thiết bị iPod, sản phẩm đã cách mạng hóa ngành dịch vụ âm nhạc trực tuyến và góp phần vào sự xuất hiện của podcast. Các Podcast phổ biến nhất của Apple bao gồm MacBook, AirPods, iPad, iPhone, Apple Watch, Apple TV, v.v. Bạn chỉ cần mở iTunes và tìm kiếm những chủ đề mà bạn yêu thích để nghe và trải nghiệm.
Podcast không chỉ là một phương tiện giải trí mà còn là một công cụ hữu ích giúp bạn học hỏi và phát triển bản thân. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn podcast là gì và những lợi ích mà nó mang lại. Hãy thử nghe podcast và khám phá những điều thú vị mà nó mang đến!
>> Có thể bạn quan tâm:
TMĐT 2024: AI tạo lợi thế cạnh tranh & tăng trải nghiệm khách hàng?
Khám phá tiếp thị liên kết – Hình thức kiếm tiền đơn giản và hiệu quả
Cách tạo ra một chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn