Nền tảng số – sân chơi mọi nhà bán hàng không nên bỏ qua

Chia sẻ bài viết:

Không chỉ các nhà buôn bán lớn mà các nhà bán hàng nhỏ lẻ tại Việt Nam đang dần chuyển đổi mình qua sân chơi bán hàng online. Tất nhiên, các doanh nghiệp lớn cũng không chần chừ bỏ qua miếng bánh ngon này. Rất nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như ngành bán lẻ, cung cấp dịch vụ đang đẩy mạnh chuyển đổi số ở khâu bán hàng thông qua các nền tảng online, hay việc áp dụng công nghệ thanh toán hiện đại…

1. Nền tảng thương mại điện tử là gì?

Hiểu một cách đơn giản đây là một thị trường trực tuyến, một địa điểm giao dịch hàng hóa được thực hiện trên mạng internet. Ở đó những người tham gia có thể tự mình tìm kiếm thông tin về thị trường và sản phẩm, và tiến hàng đặt hàng, nhận hàng tại nhà chỉ với các thao tác trên thiết bị điện tử, đặc biệt là ngay trên điện thoại. Hiện nay, 3 cái tên đang dẫn đầu nền tảng thương mại điện tử tại Viêt Nam là Shopee, Lazada và Tiki. Số lượng hàng hóa và chất lượng tại 3 sàn này đều rất đa dạng và phong phú. Ngoài ra để thu hút người bán cũng như kích cầu mua sắm, các sàn không ngần ngại tung ra chương trình khuyến mãi mua sắm cực kỳ hấp dẫn.

2. Doanh nghiệp lớn đồng loạt “lên sàn”

Có thể thấy, sàn thương mại điện tử là kênh tiêu thụ tiềm năng các sản phẩm thuộc thị trường các sản phẩm tiêu dùng. Điển hình khi 3 sàn thương mại trên vừa mới chào sân thị trường Việt Nam, các nhãn hàng lớn như: Vinamilk, TH True Milk, Vinamit, Closeup… đã đưa sản phẩm lên kênh phân phối này. Người tiêu dùng chính là người được hưởng lợi nhiều nhất khi mua sắm giờ đây trở nên vô cùng thuận tiện. Chỉ với các thao tác đơn giản trên điện thoại và thời gian giao hàng từ 3-5 ngày, người mua có thể tiết kiệm được phần lớn thời gian đi ra ngoài mua hàng trực tiếp tại các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ cũng như trung tâm thương mại, siêu thị.

3. Tích hợp thanh toán hiện đại, tiện lợi

Để bắt kịp tốc độ với các nước phát triển (cường quốc nghe như thời chiến)trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Anh, Úc; các nước trên đã quá quen thuộc với hình thức thanh toán qua thẻ hoặc mã QR, các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng như các công ty khởi nghiệp đều đầu tư nguồn lực để phát triển hệ thống thanh toán không cần dùng tiền mặt. Điều này đem đến sự thuận tiện trong giao dịch và đem đến cơ hội phát triển tiềm năng cho các ứng dụng công nghệ trong thời đại công nghệ số.

Có thể thấy, trong bối cảnh tác động kép của đại dịch Covid-19, việc duy trì và phát triển ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động sản xuất – kinh doanh là một trong những giải pháp được doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu để ứng phó với tác động bất lợi.

Đừng quên theo dõi Blog SoBanHang để cập nhật những thông tin mới nhất và các mẹo bán hàng hiệu quả bạn nhé!

Chia sẻ bài viết: