Kinh doanh nhà hàng với 12 bước chi tiết cho người mới bắt đầu
Để bắt đầu hành trình kinh doanh một nhà hàng, bạn cần phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ những khâu chuẩn bị vất vả cho đến lúc nhà hàng chính thức đi vào vận hành. Với quy trình mở kinh doanh tương đối phức tạp như mô hình nhà hàng, bạn có thể sẽ rơi vào tình trạng “lỡ quên mất” một số bước và bị rối ren trong việc sắp xếp trật tự tiến hành. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian, công sức và cả chi phí của bạn. Vậy hãy để Sổ Bán Hàng liệt kê 10 bước kinh doanh nhà hàng cực chi tiết giúp bạn không phải lo bỏ sót bất cứ vấn đề nào nhé!
1. Nghiên cứu thị trường
Trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động kinh doanh nào, điều đầu tiên chúng ta cần làm chính là nghiên cứu thị trường. Đây là bước quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn của khách hàng và các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Khi thực hiện nghiên cứu thị trường, bạn cần xác định được các yếu tố sau:
- Khách hàng mục tiêu: Đối tượng khách hàng mục tiêu của nhà hàng bạn là ai? Thu thập thông tin về đối tượng khách hàng mục tiêu càng chi tiết càng tốt (bao gồm độ tuổi, giới tính, sở thích, thu nhập và thói quen ăn uống).
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu các nhà hàng cạnh tranh trong khu vực bạn đang có ý định mở nhà hàng. Việc này giúp bạn biết được những điểm mạnh cũng như điểm yếu của họ, từ đó tìm cách phát triển lợi thế cạnh tranh riêng cho nhà hàng của mình.
- Giá cả và chiến lược giá: Hiểu về mức giá cạnh tranh trong ngành và khả năng tài chính của khách hàng. Xác định chiến lược giá của bạn để cân nhắc giữa lợi nhuận và khả năng mua sắm của khách hàng.
- Xác định xu hướng: Theo dõi các xu hướng ẩm thực hiện tại và tương lai. Điều này giúp bạn cập nhật thực đơn, cung cấp những trải nghiệm mới mẻ và thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Khảo sát khách hàng: Sử dụng khảo sát hoặc tương tác trực tiếp để lắng nghe ý kiến của khách hàng. Điều này giúp bạn cải thiện dịch vụ, đáp ứng nhu cầu và tạo mối quan hệ tốt hơn với họ.
2. Chọn ra quy mô kinh doanh nhà hàng
Thông thường, khi đã nung nấu ý định kinh doanh là bạn đã có cho riêng mình ý tưởng mở nhà hàng theo quy mô và phong cách như thế nào. Trải qua bước nghiên cứu thị trường chính là yếu tố giúp bạn chắc chắn về lựa chọn của mình cũng như định hình rõ nét ý tưởng mô hình kinh doanh bạn sẽ phát triển sau này.
Định hình ra quy mô sẽ bao gồm cả việc chọn ra hình thức cũng như phong cách của nhà hàng như: Cung cấp dịch vụ dine-in, takeout, giao hàng, hay kết hợp cả ba. Thực đơn đi theo món ăn châu Âu như Pháp, Ý hay món ăn châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản.
>> Có thể bạn quan tâm: Bỏ túi 15+ mô hình kinh doanh phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay
3. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho nhà hàng là một quá trình quan trọng để tạo dựng sự nhận biết và tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng. Tùy theo quy mô kinh doanh mà bạn có thể xây dựng bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các yếu tố sau:
- Bộ nhận diện thương hiệu cơ bản: Tên thương hiệu, slogan, logo nhà hàng
- Bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng: Danh thiếp, đồng phục, thẻ nhân viên, phong bì thư,…
- Bộ nhận diện thương hiệu truyền thông: Poster, catalogue, banner, website thương hiệu…
- Bộ nhận diện thương hiệu đặc thù: Thực đơn, khăn trải bàn, đũa, nĩa, muỗng,…
>> Có thể bạn quan tâm: Logo thương hiệu là gì? Cách để thiết kế logo ấn tượng
4. Thuê mặt bằng
Tùy thuộc vào khách hàng mục tiêu và quy mô kinh doanh mà bạn chọn mặt bằng mở nhà hàng phù hợp. Đối với kinh doanh ngành F&B thì việc chọn địa điểm đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho nên bạn cần thật sự cẩn trọng khi chọn lựa. Khi xem xét mặt bằng, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau đây trước khi đưa ra quyết định thuê:
- Vị trí: Mặt bằng lý tưởng là nơi có đông dân cư và tập trung nhiều khu công nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ tiếp cận.
- Diện tích: Kích thước mặt bằng phù hợp với quy mô nhà hàng đã định ra.
- Chú ý hợp đồng thuê: Xác minh các điều khoản pháp lý trong hợp đồng thuê một cách kỹ lưỡng, bao gồm giá thuê, thời hạn thuê, điều khoản tái đàm phán, quyền và nghĩa vụ của bên thuê cũng như bên cho thuê.
- Giá thuê: Tính toán toàn bộ chi phí thuê mặt bằng, bao gồm tiền thuê hàng tháng, tiền cọc, chi phí duy tu, tiện ích và bảo hiểm xem có hợp lý hay không.
- Cạnh tranh: Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh có mặt trong cùng khu vực, để đảm bảo bạn không mắc kẹt trong môi trường cạnh tranh quá khốc liệt.
- Các yếu tố khác: Bạn cũng cần lưu ý đến đường ống nước (thoát có nhanh không), chỗ gửi xe,…
5. Xác định chi phí mở nhà hàng
Để mở nhà hàng một cách hiệu quả, bạn cần phải lên bảng kế hoạch dự trù chi phí mình phải bỏ ra thật chi tiết. Sổ Bán Hàng sẽ liệt kê ra một danh sách các chi phí để mở nhà hàng cho bạn như sau:
- Chi phí thuê mặt bằng: Thông thường chủ cho thuê sẽ yêu cầu đặt cọc từ 3 đến 6 tháng cho nên bạn cần phải chi một số tiền khá lớn. Trung bình chi phí thuê mặt bằng từ 15 – 30 triệu/ tháng.
- Chi phí sơn sửa mặt bằng: Khoảng 10 – 30 triệu đồng (tùy vào quy mô nhà hàng)
- Chi phí nội thất: Bàn ghế khoảng 50 – 100 triệu đồng (20 bộ bàn ghế)
- Chi phí trang trí: Tùy vào cách trang trí của chủ nhà hàng, có thể từ 15 – 200 triệu đồng
- Chi phí thuê nhân công trang trí: Số tiền phải cho một đội thi công trang trí toàn nhà hàng rơi vào khoảng 50 – 100 triệu đồng
- Chi phí thiết bị, dụng cụ làm bếp: Tủ đông, tủ lạnh khoảng 50 – 70 triệu đồng; tủ đựng bát đũa, xoong nồi khoảng 10 – 20 triệu đồng; bát đũa, xoong nồi, vật dùng nấu nướng khoảng 20 – 30 triệu đồng; hệ thống hút mùi, làm mát khoảng 20 triệu đồng, bếp gas, bếp điện khoảng 20 triệu đồng.
- Chi phí thiết bị khu vực khách hàng: Quạt / điều hòa: 5 – 10 triệu đồng/chiếc, hộp đựng bát đũa, giấy ăn, gia vị khoảng 2-3 triệu đồng; rèm cửa, thảm lau chân: 3 – 4 triệu đồng
- Chi phí nguyên vật liệu: Tùy vào thực đơn
- Phần mềm quản lý bán hàng Sổ Bán Hàng phiên bản Pro: 299.000 đồng/ tháng
6. Đăng ký giấy phép kinh doanh nhà hàng
Để kinh doanh nhà hàng, bạn cần có đầy đủ 2 loại giấy tờ bao gồm: Giấy đăng ký kinh doanh và giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài ra còn có một số loại giấy phép khác như sau:
- Giấy phép xả thải: Khi lưu lượng nước thải vượt quá 5m3/ngày
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy
- Giấy phép bán lẻ rượu (nếu có kinh doanh)
- Giấy phép bán lẻ thuốc lá (nếu có)
>> Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh ngành hàng ăn uống phải đóng những loại thuế nào?
7. Trang trí nhà hàng
Trước khi bắt đầu trang trí, bạn cần định rõ phong cách nhà hàng đang theo đuổi là gì. Trang trí nhà hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên không gian ấn tượng và thu hút khách hàng. Bằng cách lựa chọn chủ đề và phong cách phù hợp, nhà hàng có thể tạo ra một môi trường thú vị và độc đáo. Một số gợi ý về điểm nhấn trang trí nhà hàng mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Phong cách hiện đại và tối giản: Sử dụng màu sắc tối giản như trắng, đen và xám kết hợp với chất liệu gỗ, thép và kính để tạo ra một không gian hiện đại, thanh lịch và sạch sẽ.
- Phong cách vintage và retro: Sử dụng đồ nội thất và trang trí mang lại cảm giác hoài niệm từ các thập kỷ trước. Kết hợp màu sắc tươi sáng và họa tiết độc đáo để tạo nên không gian vui vẻ và lạ mắt.
- Phong cách nông thôn: Sử dụng gỗ, chất liệu tự nhiên, và màu sắc ấm áp để tạo ra không gian thân thiện, ấm cúng như một ngôi nhà quê.
- Phong cách châu Á và Đông dương: Kết hợp các yếu tố truyền thống và nghệ thuật từ các quốc gia châu Á để tạo ra không gian độc đáo và tạo sự kết nối với văn hóa đó.
- Kiểu cổ điển và lãng mạn: Sử dụng đèn chùm, nội thất sang trọng và màu sắc mềm mại để tạo nên không gian lãng mạn và sang trọng.
8. Kinh doanh nhà hàng cần một thực đơn chỉnh chu, sáng tạo
Linh hồn của nhà hàng là các món ăn, chính vì vậy mà quá trình lên thực đơn đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng, sáng tạo và đáp ứng mong muốn của khách hàng. Bạn cần chia thực đơn thành các danh mục rõ ràng như: Món khai vị, món chính và món tráng miệng,… để giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn theo sở thích cá nhân. Đặc biệt, nên thêm vào thực đơn những món ăn đặc trưng và sáng tạo riêng theo phong cách của nhà hàng. Bên cạnh đó, bạn cần đặc biệt chú ý đến chất lượng và nguồn gốc nguyên liệu, bởi vì một món ăn ngon phải xuất phát từ những nguyên liệu tươi tốt.
Ngoài ra, nhà hàng cũng nên thường xuyên cập nhật và điều chỉnh thực đơn dựa trên phản hồi của khách hàng. Đây cũng chính là một phần quan trọng để duy trì sự hấp dẫn và sự hài lòng cho khách hàng.
>> Mời bạn xem thêm: 5 bí quyết quản lý quán ăn, nhà hàng hiệu quả
9. Tìm nhà cung cấp nguyên liệu
Như đã đề cập ở trên, một món ăn ngon phải được chế biến từ những nguyên liệu tươi tốt. Chính vì vậy, bạn cần tìm những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và chất lượng để đảm bảo món ăn luôn được đảm bảo về an toàn thực phẩm. Khi đã tìm được nơi cung cấp nguyên liệu ưng ý, bạn hãy xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp này để đảm bảo nguồn cung ứng luôn diễn ra đều đặn và thỏa đáng.
10. Thuê và đào tạo nhân viên
Nhân viên chính là “bộ mặt” đại diện, cho nên bạn cần tuyển những người thực sự phù hợp với phong cách kinh doanh của nhà hàng. Để nhân viên có thể phối hợp và làm việc trơn tru với nhau, bạn cần đào tạo thật kỹ lưỡng và chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn của ngành F&B. Đặc biệt, hãy nhấn mạnh với họ về thái độ phục vụ chính là chìa khóa kéo dài mối quan hệ với khách hàng.
11. Sử dụng Sổ Bán Hàng để quản lý kinh doanh nhà hàng hiệu quả
Sổ Bán Hàng là một công cụ quản lý hữu ích giúp bạn trong việc điều hành nhà hàng một cách hiệu quả. Với Sổ Bán Hàng, bạn có thể theo dõi hiệu quả công việc và quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày của nhà hàng một cách chặt chẽ. Một số tính năng tiện ích mà Sổ Bán Hàng đem lại như sau:
- Cung cấp website online như một menu xịn sò, đẹp mắt.
- Quản lý nguyên vật liệu, tính toán công thức để chế biến món ăn thành phẩm.
- Quản lý và phân quyền nhân viên chặt chẽ.
- Báo cáo thu chi, doanh thu, lợi nhuận,… chi tiết.
- Quản lý hàng tồn kho chánh xác, không lo thất thoát.
- Quản lý bàn và đặt bàn trước cho khách trải nghiệm chuyên nghiệp.
- Tính năng in phiếu bếp giúp các bộ phận Nhà bếp, Pha chế, Phục vụ, Thu ngân phối hợp nhịp nhàng.
- Nhiều hình thức thanh toán tiện ích, đáp ứng tối đa nhu cầu thanh toán của khách.
>> Mời bạn xem thêm: 20+ tính năng độc quyền từ Sổ Bán Hàng PRO giúp bán hàng chuyên nghiệp
12. Chiến lược quảng bá
Bạn không thể mở quán ra rồi chờ khách hàng tự biết mà đến nhà hàng được. Vì vậy mà bạn phải xây dựng một chiến lược quảng bá nhà hàng một cách ấn tượng để lôi kéo sự chú ý của khách hàng. Có rất nhiều cách để xây dựng chiến lược quảng bá nhà hàng như: Mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến qua Google Ads, tạo các sự kiện, xây dựng group cộng đồng, hợp tác với người có sức ảnh hưởng.
>> Có thể bạn quan tâm: Promotion là gì? Các yếu tố tạo nên chiến lược promotion thành công
Trên đây 12 bước để kinh doanh nhà hàng một cách chi tiết và đầy đủ cho bạn, không lo bỏ sót bất cứ mục nào. Bạn hãy lưu lại và bắt đầu lên kế hoạch xây dựng một nhà hàng ăn uống trong mơ của mình ngay từ hôm nay. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn trên hành trình kinh doanh đầy tiềm năng này. Chúc bạn thành công!