Kinh doanh homestay thành công cần gì?

Chia sẻ bài viết:

Mọi người trong thời hiện đại ngày nay rất chú trọng đến chất lượng đời sống tinh thần của mình. Họ thường có xu hướng đi nghỉ mát, du lịch ở nhiều nơi để giải tỏa những áp lực và căng thẳng trong công việc hằng ngày. Điều này đã thúc đẩy mô hình kinh doanh homestay phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Nhiều người đi du lịch không chỉ để nghỉ ngơi mà còn muốn tìm lại khoảng lặng, không khí yên bình hay muốn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Chính vì vậy, homestay chính là lựa chọn hoàn hảo trong các trường hợp này. Tuy nhiên, kinh doanh homestay không phải ngày một ngày hai là có thể hoàn thành dự định này, việc mở một homestay tốn rất nhiều chi phí, thời gian và công sức.

Để giúp các bạn đam mê kinh doanh có thể vững chắc trên từng bước đi một của hành trình mở một homestay cho riêng mình, Sổ Bán Hàng xin chia sẻ các kinh nghiệm xương máu giúp bạn kinh doanh homestay thành công rực rỡ trong bài viết dưới đây nhé!

Kinh nghiệm xương máu mở homestay thành công

1. Tại sao nên kinh doanh homestay?

Lý do đầu tiên khiến bạn kinh doanh homestay chính là nhu cầu trên thị trường vô cùng lớn và khá ổn định. Mô hình kinh doanh homestay khác với khách sạn hay resort ở chỗ homestay sẽ mang lại cho khách hàng cảm giác như ở nhà, được hòa hợp với thiên nhiên và trải nghiệm văn hóa vùng miền. Đặc biệt, thông thường việc thuê homestay sẽ có giá thuê rẻ hơn nhiều so với các mô hình kinh doanh khác nên du khách không ngần ngại lựa chọn và chi tiền.

Lợi nhuận và khả năng thu hồi vốn của việc kinh doanh homestay cực kỳ cao. Với công việc kinh doanh này, bạn có thể thu về doanh thu từ vài chục đến vài trăm triệu đồng trên một tháng là điều hiển nhiên. Hơn nữa, so với các mô hình lưu trú khác, homestay rõ ràng có số vốn ban đầu ít hơn rất nhiều. Cùng với đó, chính là nhu cầu từ thị trường ngày càng lớn, thúc đẩy thời gian hoàn vốn vô cùng nhanh chóng.

Hình: Tại sao nên kinh doanh homestay?

Tại sao nên kinh doanh homestay?
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Ngày tốt mở cửa hàng khai trương tháng 11 năm 2023

2. Các mô hình kinh doanh homestay hiệu quả

2.1 Mô hình homestay nhà sàn

Nhà sàn là kiểu cấu trúc mang đậm đặc trưng văn hóa của dân tộc vùng thiểu số nước ta. Nếu bạn là một người yêu thích phong cách truyền thống thì nhà sàn chính là mô hình lý tưởng cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, khi kinh doanh theo mô hình này, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng cấu trúc và đặc điểm của nhà sàn. Thông thường, nhà sàn sẽ được xây dựng ở những vùng núi cao và hòa hợp với thiên nhiên. Bạn nên cân nhắc về mặt địa hình và khung cảnh xung quanh để có hướng thiết kế cho phù hợp.

Hình: Mô hình homestay nhà sàn

Mô hình homestay nhà sàn
Nguồn: Internet

2.2 Mô hình homestay miệt vườn

Mô hình homestay theo phong cách miệt vườn lấy ý tưởng từ không gian sống của người dân miền Tây. Đây là kiểu homestay cực phù hợp cho những người thích cách sống dân dã, bình dị, hòa hợp với thiên nhiên và lắng đọng. Xây dựng homestay theo kiểu này thường sẽ không tốn quá nhiều chi phí vì cách trang trí không quá cầu kỳ, đồ dùng chủ yếu từ tre, nứa,… hết sức giản dị và gần gũi.

Hình: Mô hình homestay miệt vườn
Nguồn: Internet

Mô hình homestay miệt vườn
Nguồn: Internet

2.3 Mô hình homestay cổ kính

Nếu bạn là người yêu thích nét đẹp của thời xưa, mang không khí lắng đọng và yên tĩnh thì kinh doanh mô hình homestay theo phong cách cổ kính chính là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Vẻ ngoài của homestay sẽ mang nét xưa cổ thời ông bà xưa nhưng bên trong vẫn đầy đủ tiện nghi cho khách hàng sinh hoạt. Đây chắc chắn là kiểu dạng homestay độc đáo và để lại ấn tượng sâu sắc đến khách hàng.

Mô hình homestay cổ kính

Mô hình homestay cổ kính
Nguồn: Internet

2.4 Mô hình homestay container

Một mô hình độc lạ và hơi mang hướng hiện đại chính là dạng homestay container. Nhìn bề ngoài các thùng container có vẻ không đủ rộng nhưng chắc chắn nó trở thành phòng sinh hoạt vừa vặn cho 2 đến 3 người ở. Nếu bạn biết cách bố trí và sắp xếp các dụng cụ phù hợp, các homestay container này sẽ mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ đấy

Mô hình homestay container

Mô hình homestay container
Nguồn: Internet

2.5 Homestay trên cây

Xây dựng các homestay trên cây là mô hình phổ biến ở các nước phương Tây nhưng tương đối mới mẻ ở nước ta. Các ngôi nhà được xây dựng vững chắc trên một cái cây to lớn, tạo ra một trải nghiệm vô cùng mới mẻ cho du khách ghé thăm. Tuy nhiên, đây là mô hình còn quá mới mẻ, nếu bạn có ý định kinh doanh theo mô hình này thì cần phải học hỏi kiến thức từ nước khác và trau dồi kinh nghiệm cho bản thân.

Homestay trên cây

Homestay trên cây
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: TOP 6 ý tưởng hay và mô hình kinh doanh hiệu quả ở nông thôn

3. Kinh doanh homestay cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh homestay yêu cầu một số vốn khá lớn để đảm bảo quy trình hoạt động và phát triển khi kinh doanh. Tùy theo mô hình homestay bạn kinh doanh mà chi phí bỏ ra sẽ chênh lệch khác nhau. Một số chi phí cơ bản khi kinh doanh homestay cần phải đầu tư như sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Chi phí xây dựng, thiết kế, chỉnh sửa không gian
  • Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh và các thủ tục pháp lý khác
  • Chi phí đầu tư quảng bá marketing
  • Chi phí khảo sát nhu cầu người dân (nếu có)
  • Các chi phí phát sinh khác

Dựa vào tình hình thực tế mà bạn có thể phân bổ ngân sách sao cho phù hợp để quá trình kinh doanh được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.

Hình: Kinh doanh homestay cần tốn bao nhiêu vốn?
Nguồn: Internet

Kinh doanh homestay cần bao nhiêu vốn?
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Bật mí kinh nghiệm mở studio vừa và nhỏ cho người mới bắt đầu

4. Kinh nghiệm kinh doanh homestay thành công

4.1 Nguồn tiền dự trù

Khi tình hình kinh doanh diễn ra thuận lợi và mọi việc đều đi theo đúng lộ trình thì sẽ không có gì đáng phải lo ngại. Tuy nhiên, khi thời thế có sự biến động và việc kinh doanh homestay không thể sinh lời nữa thì nguồn tiền dự trù chính là phao cứu sinh dành cho bạn. Kinh doanh chắc chắn sẽ có lúc phát triển rực rỡ nhưng cũng không tránh những lúc diễn biến xấu đi. Điều này đưa ra cho bạn một kinh nghiệm chính là lúc phải có nguồn tiền dự trù cho những biến cố phát sinh để phản ứng kịp thời.

4.2 Cách trang trí và sự tiện lợi là điều cần quan tâm hàng đầu

Nếu bạn đóng vai trò là một du khách tìm hiểu về các homestay cho việc dừng chân trong chuyến hành trình của mình, bạn sẽ lựa chọn dựa trên những tiêu chí nào? Chắc chắn chính là sự tiện lợi và không gian trang trí của homestay đó. Tiện lợi ở đây chính là về vị trí xây dựng có phù hợp không, tiện ích trong ngôi nhà có đáp ứng mọi nhu cầu, giao thông nơi đó có thuận tiện di chuyển hay các dịch vụ công cộng xung quanh như thế nào.

Bên cạnh đó, cách trang trí của homestay cũng chính là điểm quan trọng thúc đẩy khách hàng có chốt đơn homestay hay không. Bạn nên tạo cho không gian homestay của mình một nét riêng biệt, độc đáo với các dấu ấn riêng. Nhiều du khách sẽ tìm hiểu và chọn nơi ở trước khi bắt đầu chuyến hành trình, phần lớn họ sẽ có xu hướng chọn các homestay có cách trang trí xinh đẹp, độc đáo và sạch sẽ.

mở homestay thành công

Cách trang trí và sự tiện lợi là điều cần quan tâm hàng đầu
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: TOP 9 phong cách trang trí quán cafe độc lạ giúp thu hút khách hàng

4.3 Lựa chọn thời điểm đầu tư kinh doanh homestay hợp lý

Quá trình đầu tư và hoàn thành homestay sẽ mất một khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy, bạn nên bắt đầu đầu tư vào kinh doanh homestay vào các mùa du lịch thấp điểm, khi mà giá cả mọi thứ trở nên “dễ thở” hơn và tính toán bắt đầu kinh doanh vào mùa du lịch cao điểm. Lúc đó, tỷ lệ người đi du lịch cao, nhu cầu về phòng nghỉ lớn nên khả năng quay vòng vốn luôn ổn định.

4.4 Cho thuê phòng trên các kênh OTA

Việc mở homestay thành công hay không phụ thuộc khá nhiều vào cách quảng bá và truyền thông của bạn. Nếu bạn đầu tư khá kỹ lưỡng cho homestay của mình nhưng không quảng cáo đến du khách thì mọi thứ dần trở nên vô nghĩa. Để hút du khách, bạn cần trang bị cho mình các kênh OTA (các đại lý du lịch du lịch trực tuyến) như: Agoda.com, Expedia.com, Booking.com,… để đăng bài cho thuê phòng. Đồng thời, bạn cần xây dựng hình ảnh thương hiệu thật tốt để tạo sự uy tín đến khách hàng.

4.5 Chú ý về hợp đồng thuê mặt bằng

Có khá nhiều trường hợp gây khó dễ cho các chủ homestay khi công việc kinh doanh đang rất thuận lợi, thương hiệu homestay đang dần chiếm được chỗ đứng trong lòng du khách thì chủ cho thuê mặt bằng lại “đòi” lại đất. Nhiều người cho thuê mặt bằng cảm thấy họ cũng có thể kinh doanh homestay để kiếm lời dễ dàng từ việc xây dựng danh tiếng từ trước của chủ cũ. Để tránh việc kinh doanh trở nên gián đoạn khi đang phát triển, bạn cần đặc biệt lưu ý đến các điều khoản trong hợp đồng cho thuê mặt bằng để không phải xảy ra các trường hợp xấu như vậy nhé!

Hình: Chú ý về hợp đồng thuê mặt bằng
Nguồn: Internet

Chú ý về hợp đồng thuê mặt bằng
Nguồn: Internet

5. Những khó khăn khi kinh doanh homestay

Một trong những khó khăn phổ biến khi bắt đầu kinh doanh homestay chính là sự cạnh tranh trên thị trường vô cùng gay gắt. Bạn nên chuẩn bị tinh thần rằng trong khu vực bạn kinh doanh sẽ có rất nhiều mô hình kinh doanh chỗ cư trú tựa như bạn vậy. Vì thế, chất lượng và giá cả là điều bạn cần phải nghiên cứu và quan tâm hàng đầu.

Bên cạnh đó, đối tượng chủ yếu chọn dịch vụ homestay thường là các bạn trẻ. Đây là tệp đối tượng có nhu cầu khám phá các địa điểm mới vô cùng lớn nên họ sẽ ít quay trở lại các nơi du lịch cũ. Tuy nhiên, không phải vì điều này mà bạn phục vụ đối tượng này một cách hời hợt. Bởi vì, điều tốt có thể 1 truyền 10 khiến nhiều người biết đến hometay của bạn hơn nhưng tiếng xấu có thể 1 truyền đến 100, đặc biệt giới trẻ là đối tượng thành thạo sử dụng mạng xã hội như hiện nay.

Ngoài ra, có thể không phải lúc nào bạn cũng có mặt quản lý ở homestay, đặc biệt nếu nơi kinh doanh này của bạn quá xa nơi ở hiện tại. Thường bạn sẽ ủy quyền quản lý cho nhân viên và giám sát thông qua camera hoặc một hai tuần ghé kiểm tra. Tuy nhiên, nếu bạn không tìm được người đáng tin thì tình trạng thất thoát sẽ có nguy cơ xảy ra rất cao. Bên cạnh đó, việc không xem xét khách hàng trước khi nhận vào cũng sẽ gây cho bạn rất nhiều phiền phức như: Khách hàng sử dụng chất cấm trong phòng, khách tổ chức đánh bạc trái phép,….

Hình: Những khó khăn khi kinh doanh homestay
Nguồn: Internet

Những khó khăn khi kinh doanh homestay
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Giải mã trào lưu bánh custard tại emart

Trên đây là các kinh nghiệm kinh doanh homestay chi tiết mà Sổ Bán Hàng muốn thông tin đến bạn. Homestay chính là lĩnh vực kinh doanh mang lại tiềm năng vô cùng lớn nhưng cũng không tránh được các rủi ro. Điều quan trọng nhất khi đầu tư vào homestay chính là chất lượng, sự tiện lợi và giá cả. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này có thể mang lại kiến thức hữu ích cho các bạn trong hành trình kinh doanh sắp tới. Chúc bạn thành công!

Chia sẻ bài viết: