Hóa đơn điện tử có liên kết máy tính tiền không? Các trường hợp cần triển khai ngay!

Từ 06/2025, quy định mới về hoá đơn điện tử có liên kết với máy tính tiền sẽ chính thức được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Điều này khiến nhiều chủ kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ ăn uống, đặt ra câu hỏi: “Hóa đơn điện tử có liên kết máy tính tiền không? Và ai cần triển khai ngay?”
Nếu bạn cũng đang phân vân trước những thay đổi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây. Sổ Bán Hàng sẽ giúp chủ kinh doanh hiểu rõ hoá đơn điện tử liệu có liên kết với máy tính tiền không, các đối tượng nào bắt buộc triển khai và những điều cần lưu ý để tuân thủ đúng quy định mới.
>> Mời bạn xem thêm: Top 7+ tính năng “đáng đồng tiền” khi đầu tư máy tính tiền tạp hoá
Hoá đơn điện tử có liên kết máy tính tiền không? Câu trả lời rõ ràng cho chủ kinh doanh
Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên chỉ áp dụng bắt buộc đối với một số nhóm ngành nghề kinh doanh trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng (B2C).
Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2025/NĐ-CP, những doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực có doanh thu từ 1 tỷ/ năm trở lên và giao dịch thường xuyên với khách lẻ sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử kết nối máy tính tiền để đảm bảo dữ liệu được truyền trực tiếp về hệ thống quản lý của cơ quan Thuế.

>> Mời bạn xem thêm: Hoá đơn tính tiền: 3 hiểu lầm phổ biến mà 90% chủ kinh doanh đều mắc phải
Các trường hợp cần triển khai hoá đơn điện tử liên kết máy tính tiền ngay
1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
Là những cá nhân hoặc hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên, hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ trực tiếp người tiêu dùng:
- Bán lẻ hàng hóa (trừ các phương tiện có động cơ như ô tô, xe máy, xe mô tô…)
- Dịch vụ ăn uống, bao gồm quán ăn, nhà hàng, quán cà phê…
- Dịch vụ lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ, homestay…
- Dịch vụ vận tải hành khách và hỗ trợ vận tải đường bộ
- Dịch vụ giải trí và nghệ thuật, bao gồm rạp chiếu phim, sân khấu, khu vui chơi…
- Các dịch vụ phục vụ cá nhân khác theo danh mục ngành nghề kinh tế quốc dân (ví dụ: spa, làm đẹp, giặt ủi, chăm sóc thú cưng…)
Những hộ/cá nhân này phải sử dụng hệ thống máy tính tiền có tích hợp phần mềm lập hóa đơn điện tử và có khả năng kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.
2. Doanh nghiệp
Là các doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối, tương tự như nhóm đối tượng hộ kinh doanh ở trên.
Bất kể quy mô lớn hay nhỏ, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, ăn uống, khách sạn, vận tải… có doanh thu từ 1 tỷ/năm đều bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền.
>> Mời bạn xem thêm: Ngành kinh doanh nào bắt buộc dùng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo Nghị định mới?
Vì sao cần triển khai hoá đơn điện tử có liên kết máy tính tiền sớm?
1. Tránh bị xử phạt hành chính nặng
Theo quy định mới, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc đối tượng bắt buộc mà không triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đúng thời hạn sẽ đối mặt với mức phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP).
Ngoài phạt tiền, chủ kinh doanh còn có thể bị kiểm tra đột xuất, gây gián đoạn hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng xấu đến uy tín với khách hàng, đối tác. Việc chủ động triển khai từ sớm không chỉ giúp chủ kinh doanh tránh rủi ro về pháp lý mà còn tiết kiệm chi phí xử lý khủng hoảng sau này.

>> Mời bạn xem thêm: Tổng hợp các mức phạt khi không dùng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền (Cập nhật 06/2025)
2. Kết nối dữ liệu giao dịch thời gian thực với cơ quan Thuế
Một trong những mục tiêu chính của việc bắt buộc liên kết máy tính tiền là để tự động cập nhật dữ liệu giao dịch ngay lập tức đến hệ thống quản lý của cơ quan Thuế. Điều này mang lại nhiều lợi ích thiết thực như:
- Giảm thiểu tối đa sai sót, gian lận trong kê khai thuế.
- Không cần lập báo cáo thủ công phức tạp, tiết kiệm thời gian hành chính.
- Tăng độ minh bạch, giúp cửa hàng xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác. Đặc biệt, trong các lĩnh vực giao dịch nhanh như ăn uống, bán lẻ, sự cập nhật tức thời sẽ giúp chủ kinh doanh hạn chế nhầm lẫn và sai lệch số liệu.
3. Dễ dàng kiểm toán, chứng minh doanh thu và hỗ trợ quản lý nội bộ
Khi toàn bộ giao dịch với khách hàng được ghi nhận và lưu trữ đồng bộ qua hệ thống máy tính tiền và hóa đơn điện tử:
- Chủ kinh doanh dễ dàng trích xuất số liệu khi cần kiểm toán hoặc làm việc với cơ quan chức năng.
- Chứng minh doanh thu minh bạch, tăng độ tin cậy khi cần vay vốn ngân hàng, và các đơn vị khác.
- Hỗ trợ quản lý bán hàng nội bộ: theo dõi chi tiết số lượng hàng hóa, doanh thu từng ca, từng nhân viên, từng thời điểm.
- Giảm thất thoát: kiểm soát dòng tiền thu – chi chặt chẽ, phát hiện bất thường nhanh chóng.

>> Mời bạn xem thêm: Thuế hộ kinh doanh là gì? Cập nhật chính sách thuế cho hộ kinh doanh mới nhất năm 2025
Các trường hợp nào không bắt buộc triển khai ngay?
Tuy hiện nay hoá đơn điện tử có liên kết máy tính tiền được siết chặt bởi Nhà nước, nhưng không phải tất cả hộ kinh doanh đều bắt buộc phải ngay. Sau đây là những trường hợp được miễn hoặc chưa cần thực hiện ngay:
- Các dịch vụ không thường xuyên thu tiền như tư vấn, thiết kế, đào tạo.
- Hộ kinh doanh nhỏ lẻ, doanh thu dưới ngưỡng quy định bắt buộc.
- Giao dịch B2B (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp), không bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
>> Mời bạn xem thêm: Máy tính tiền có bắt buộc không? Câu trả lời chính xác cho hộ và cá nhân kinh doanh
Nếu thuộc diện bắt buộc, chủ kinh doanh cần chuẩn bị gì?
Nếu ngành hàng của chủ kinh doanh thuộc diện, hãy nhanh chóng triển khai các bước sau để áp dụng đúng thời gian và quy định:
- Kiểm tra lại ngành nghề đăng ký kinh doanh để xác định nghĩa vụ.
- Trang bị máy tính tiền đạt chuẩn, có khả năng kết nối và truyền dữ liệu.
- Lựa chọn phần mềm hóa đơn điện tử được chứng nhận bởi cơ quan Thuế.
- Đào tạo nhân viên về quy trình sử dụng hóa đơn điện tử mới để vận hành trơn tru.

>> Mời bạn xem thêm: Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử mới nhất theo quy định – Nghị định 70/2025/NĐ-CP
Lưu ý quan trọng khi triển khai hoá đơn điện tử có liên kết máy tính tiền
Những lưu ý cần thiết mà chủ kinh doanh cần lưu ý khi triển khai hoá đơn điện tử có liên kết máy tính tiền để tránh những rắc rối không đáng có trong quá trình sử dụng:
- Phần mềm hóa đơn điện tử phải được Tổng Cục Thuế chứng nhận và tích hợp sẵn chức năng kết nối máy tính tiền.
- Máy tính tiền phải có khả năng kết nối Internet ổn định để đảm bảo truyền dữ liệu kịp thời.
- Hóa đơn phải được phát hành ngay sau khi hoàn tất giao dịch, không được chậm trễ hay ghi tay thủ công.
>> Mời bạn xem thêm: Từ 100 đến 10.000 follower: Mở khoá bí kíp tăng follow Instagram cho chủ kinh doanh
Xu hướng mới của kinh doanh hiện đại: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền với Sổ Bán Hàng
Sổ Bán Hàng phối hợp cùng các đối tác cung cấp hóa đơn điện tử uy tín như: FPT, M-Invoice, VNPT, Hilo mang đến cho chủ doanh nghiệp nhiều tiện ích, đảm bảo thực hiện đúng quy định mới về thuế theo Nghị định 70, áp dụng vào 06/2025.
Sổ Bán Hàng giúp xuất, lưu trữ và quản lý HĐĐT nhanh chóng, dễ dàng, chính xác và bảo mật, rất dễ cài đặt và sử dụng, không cần đầu tư thêm thiết bị cồng kềnh, xuất HĐĐT ngay trên chiếc điện thoại.
- Kết nối và khởi tạo với Hoá đơn điện tử (HĐĐT) và Chữ ký số (CKS) hợp lệ
- Xuất hóa đơn điện tử (HĐĐT) trên Máy tính tiền
- Quản lý toàn bộ hóa đơn điện tử
- Thiết lập báo cáo thuế cơ bản đối với Nhóm đóng thuế khoán
- Cài đặt điều kiện để hóa đơn tự động phát hành theo nhu cầu
Vì sao hàng ngàn chủ kinh doanh lựa chọn Sổ Bán Hàng để phát hành hóa đơn điện tử?
- Đăng ký dễ dàng – Xử lý nhanh chóng: Tạo và in hóa đơn trong vài bước, tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với hóa đơn giấy truyền thống.
- Tính chính xác cao: Tích hợp trực tiếp vào ứng dụng Sổ Bán Hàng giúp hạn chế tối đa sai sót trong quá trình nhập liệu, tính toán giá trị hóa đơn.
- Quản lý và tra cứu thuận tiện: Hóa đơn được lưu trữ tập trung trên hệ thống phần mềm hoặc máy tính, hỗ trợ tra cứu nhanh và giảm thiểu rủi ro thất lạc.
- Bảo mật thông tin tuyệt đối: Dữ liệu hóa đơn và thông tin khách hàng được mã hóa và bảo vệ an toàn, hạn chế nguy cơ bị đánh cắp hoặc rò rỉ.
- Linh hoạt chuyển đổi định dạng: Cho phép xuất hóa đơn sang nhiều định dạng phù hợp với yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý.
- Quản lý toàn diện: Tích hợp cùng hệ thống bán hàng, kho và báo cáo giúp bạn dễ dàng theo dõi toàn bộ hoạt động kinh doanh – từ doanh thu đến hàng tồn – chỉ trong một nền tảng duy nhất.

>> Mời bạn xem thêm: Sổ Bán Hàng E-Invoice: Giải pháp xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền trên điện thoại dành cho hộ kinh doanh
Ưu đãi đặc biệt cho chủ doanh nghiệp khi sử dụng Sổ Bán Hàng
Chỉ cần đăng ký gói dịch vụ từ 1 năm trở lên, chủ kinh doanh sẽ nhận ngay bộ quà tặng cực kỳ giá trị:
💥 Miễn 100% phí khởi tạo hóa đơn điện tử – tiết kiệm ngay 1.100.000đ
💥 Tặng thêm 1.000 hóa đơn điện tử miễn phí để bắt đầu kinh doanh dễ dàng hơn
💥 Nhận giá ưu đãi lên tới 50% khi mua thêm HĐĐT
Nhanh tay hành động để tận dụng ưu đãi đặc biệt này – chỉ dành riêng cho những chủ kinh doanh sẵn sàng bứt phá!
Tóm lại, hóa đơn điện tử có liên kết máy tính tiền không? Câu trả lời là có, nhưng chỉ bắt buộc với các ngành nghề kinh doanh trực tiếp với người tiêu dùng như bán lẻ, ăn uống, làm đẹp. Sổ Bán Hàng chúc các chủ kinh doanh triển khai hóa đơn điện tử có liên kết máy tính tiền thành công và tận dụng tốt cơ hội mới để phát triển mạnh mẽ và bền vững trong giai đoạn chuyển đổi số này!
>> Mời bạn xem thêm:
Máy tính tiền quán cà phê có cần kết nối hóa đơn điện tử? Giải đáp chi tiết!
Máy tính tiền cho tiệm tạp hóa: Chủ kinh doanh “chốt sổ” trong 2 phút!
Máy tính tiền dành cho bán hàng online: “Chốt” 100 đơn/ ngày không khó!
Hoá đơn tính tiền: 3 hiểu lầm phổ biến mà 90% chủ kinh doanh đều mắc phải