Doanh thu là gì? Công thức tính doanh thu bán hàng
Doanh thu chính là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây chính là thước đo để đánh giá hiệu suất kinh doanh của một doanh nghiệp có hiệu quả và thành công hay không. Vậy doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chính xác và chuyên nghiệp như thế nào? Cùng Sổ Bán Hàng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Doanh thu là gì?
Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu”
Nói một cách dễ hiểu, doanh thu là tổng số tiền mà một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thu được từ việc bán hàng hay cung cấp dịch vụ trong một khoảng thời gian cụ thể.Doanh thu là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất kinh doanh và thường được sử dụng để so sánh với các chi phí hoạt động để tính toán lợi nhuận hoặc thua lỗ của một doanh nghiệp.
Doanh thu bao gồm tổng số tiền thu được từ việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, bao gồm cả giá trị các đơn đặt hàng, hợp đồng và giao dịch mua bán. Đối với các doanh nghiệp bán sản phẩm, doanh thu thường được tính dựa trên giá bán của sản phẩm nhân với số lượng đã bán. Trong trường hợp cung cấp dịch vụ, doanh thu có thể được tính dựa trên giá trị của dịch vụ đã cung cấp.
>> Có thể bạn quan tâm: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả
2. Có những loại doanh thu nào?
Các loại doanh thu cơ bản hiện nay như sau:
- Doanh thu bán hàng: Là số tiền thu được từ việc bán sản phẩm hoặc hàng hóa, bán bất động sản đầu tư,…
- Doanh thu cung cấp dịch vụ: Là số tiền thu được từ việc cung cấp các dịch vụ như: Du lịch, nhận gia công, đại lý, tư vấn, bảo trì, sửa chữa, vận chuyển, …
- Doanh thu hoạt động tài chính: Tiền lãi gửi ngân hàng, lãi cho vay, đầu tư trái phiếu, các khoản đầu tư, lợi nhuận được chia, thanh toán được hưởng,…
- Doanh thu bất thường: Là doanh thu từ các hoạt động không xảy ra thường xuyên như: Bán hàng hàng hóa, vật tư còn thừa trong sản xuất, khoản nợ khó đòi,…
- Doanh thu bán hàng nội bộ: Doanh thu đến từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc một công ty hay tập đoàn.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả
3. Ý nghĩa của doanh thu trong bán hàng
3.1 Đo lường hiệu suất
Doanh thu không chỉ là con số thô thông báo số tiền thu được từ việc kinh doanh, mà còn là một chỉ số quan trọng để đo lường hiệu suất kinh doanh của một tổ chức. Sự tăng trưởng hoặc suy giảm của doanh thu có thể phản ánh sự thành công hoặc thất bại của một chiến lược kinh doanh và quản lý tài chính. Việc theo dõi và so sánh doanh thu qua các khoảng thời gian cụ thể giúp xác định xu hướng và đưa ra quyết định tốt hơn trong việc phát triển kế hoạch kinh doanh.
3.2 Xác định mức độ phát triển
Sự tăng giảm của doanh thu phản ánh mức độ phát triển của doanh nghiệp và thị trường. Sự tăng trưởng đều đặn trong doanh thu thường cho thấy một mô hình kinh doanh có khả năng tiếp tục phát triển trong tương lai. Ngược lại, sự giảm doanh thu có thể là dấu hiệu của các vấn đề như cạnh tranh mạnh mẽ, thay đổi trong nhu cầu của khách hàng hoặc sự kém hiệu quả trong quản lý kinh doanh.
3.3 Quản lý tài chính
Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính. Nắm vững thông tin về doanh thu giúp doanh nghiệp dự đoán và lập kế hoạch tài chính, đảm bảo rằng có đủ nguồn vốn để duy trì hoạt động và đầu tư phát triển. Việc theo dõi doanh thu cũng giúp xác định các khoản thuế phải trả, hỗ trợ trong việc quản lý tiền mặt và lập kế hoạch nguồn vốn.
3.4 Xác định xu hướng
Sự theo dõi và phân tích doanh thu có thể giúp doanh nghiệp nhận ra các xu hướng thị trường và biết được thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Khi doanh thu tăng, điều này có thể phản ánh sự tăng cầu và sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngược lại, sự giảm doanh thu có thể tượng trưng cho sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng hoặc sự cạnh tranh gia tăng.
3.5 Định hình giá trị sản phẩm
Doanh thu cũng thể hiện mức độ giá trị thực sự của sản phẩm trong mắt của khách hàng. Nếu sản phẩm bán chậm hoặc doanh thu thấp, có thể đó là dấu hiệu rằng giá trị của sản phẩm không tương xứng với giá bán hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Việc hiểu rõ giá trị thực sự của sản phẩm giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược giá cả và cải thiện sản phẩm để đáp ứng hơn với mong muốn của khách hàng.
3.6 Đánh giá hiệu quả marketing
Doanh thu là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo. Sự thay đổi của doanh thu sau một chiến dịch quảng cáo có thể phản ánh mức độ thành công của chiến dịch trong việc tạo ra sự quan tâm và mua sắm từ phía khách hàng. Nếu doanh thu tăng sau một chiến dịch, điều đó thể hiện rằng chiến dịch đã tạo ra sự tương tác tích cực và khả năng chuyển đổi từ khách hàng.
>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 website tạo chữ ký online miễn phí ấn tượng
4. Công thức tính doanh thu chuyên nghiệp
- Đối với hoạt động bán sản phẩm
Tổng doanh thu = Sản phẩm x sản lượng |
- Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ
Tổng doanh thu = Số lượng khách hàng x dịch vụ |
Ngoài ra còn có các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản chi phí hoặc khoản thu mà doanh nghiệp trừ đi từ doanh thu để tính toán lợi nhuận hoặc lợi nhuận gộp.
- Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền mà doanh nghiệp thanh toán lại cho người mua hàng. Thường là các chi phí mua sản phẩm và dịch vụ với số lượng lớn, được hai bên mua và bán thỏa thuận để chiết khấu thương mại.
- Giảm giá hàng bán: Là số tiền được giảm trừ cho người mua sản phẩm, có thể là do mẫu mã không đúng, chất lượng hàng hóa bị giảm.
- Giá trị hàng bán bị trả lại: Đây là khoản tiền bị khách hàng yêu cầu hoàn trả do vi phạm hợp đồng, hàng không đúng mẫu mã, không đúng giá, kém chất lượng. Giá trị hàng bán bị trả lại chỉ được tính khi hàng bán đã được xác định là khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Như vậy, doanh thu thực (doanh thu thuần) của một doanh nghiệp, cửa hàng sẽ được tính theo công thức sau:
Doanh thu thuần = tổng doanh thu – khoản giảm trừ |
5. Phân biệt doanh thu với thu nhập, doanh số, lợi nhuận
Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa các thuật ngữ doanh thu, doanh số, lợi nhuận và thu nhập. Trong bài viết này, Sổ Bán Hàng sẽ làm rõ cho bạn khỏi những nhầm lẫn này:
- Doanh thu (Revenue): Tổng số tiền thu được từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trong một khoảng thời gian cụ thể (một kỳ kế toán).
- Thu nhập (Income): Tổng số tiền thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí từ doanh thu.
- Doanh số (Sales): Tổng số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được bán ra trong một khoảng thời gian cụ thể.
- Lợi nhuận (profit): Số tiền dương (hoặc âm) thu được sau khi trừ đi tất cả các chi phí từ doanh thu.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách xem Chi tiết Doanh thu trong Báo cáo Lãi lỗ của SoBanHang
Trên đây là thông tin cơ bản về doanh thu và cách tính doanh thu bán hàng chuyên nghiệp mà Sổ Bán Hàng muốn cập nhật đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ giải đáp được những thắc mắc xoay quanh câu hỏi ‘doanh thu là gì?’ Đừng quên sử dụng Sổ Bán Hàng để theo dõi và quản lý doanh thu một cách hiệu quả nhé!
Tham khảo chi tiết tại: https://sobanhang.com/bang-gia/