Mục tiêu kinh doanh là gì? Cách xác định chuẩn xác và hiệu quả

Chia sẻ bài viết:

Mục tiêu kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng bước đi đúng đắn, tạo tiền đề phát triển bền vững. Chính vì vậy, xác định mục tiêu chính là các bước đầu tiên trước khi doanh nghiệp tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào. Vậy làm thế nào để xác định mục tiêu trong kinh doanh một cách chuẩn xác và hiệu quả? Hãy để Sổ Bán Hàng chỉ ra giúp bạn trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mục tiêu kinh doanh là gì?

Mục tiêu kinh doanh (Business Objective) là đích đến mà doanh nghiệp hay tổ chức hướng tới trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đây là những điểm mốc cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được để thúc đẩy phát triển, tạo ra giá trị và đảm bảo sự thành công của mình.

Mục tiêu kinh doanh có thể được đặt chung cho toàn công ty hoặc là mục tiêu của từng bộ phận, phòng ban hay thậm chí ở mỗi nhân viên cụ thể để công việc được triển khai theo hướng đúng đắn. Mục tiêu kinh doanh của mỗi doanh nghiệp có thể ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thuộc vào sự biến đổi quy mô, chiến lược và chính sách ở mỗi giai đoạn khác nhau.

Hình: Mục tiêu trong kinh doanh là gì
Nguồn: Internet
Mục tiêu trong kinh doanh là gì
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình bán hàng: 7 bước thành công cho doanh nghiệp

2. Tầm quan trọng của mục tiêu kinh doanh

2.1 Xác định chiến lược kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh đóng vai trò như một phương châm hướng dẫn chiến lược tổng thể. Chúng xác định hướng đi, định hình chiến lược và tạo ra đích đến rõ ràng cho tổ chức, doanh nghiệp. Các quyết định và kế hoạch của doanh nghiệp thường được dựa vào mục tiêu, việc này giúp họ tập trung vào những hoạt động quan trọng và đảm bảo sự thống nhất trong hành động.

2.2 Tạo định hướng

Việc đặt ra mục tiêu giúp tạo định hướng cho nhân viên và các thành viên trong tổ chức. Bởi vì khi mọi người đã hiểu rõ mục tiêu của mình là gì, họ dễ dàng tập trung và nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu đã đề ra. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc và đạt được kết quả tốt hơn trong công việc. 

2.3 Đo lường hiệu suất công việc

Một yếu tố quan trọng khác của mục tiêu kinh doanh là khả năng đo lường hiệu suất. Các mục tiêu cụ thể và có thể đo lường giúp tổ chức biết mình đang tiến triển như thế nào. Điều này khuyến khích sự liên tục cải tiến và phát triển bằng cách điều chỉnh chiến lược và hoạt động dựa trên thông tin thực tế.

2.4 Thúc đẩy sự phát triển

Mục tiêu chính là nguồn động viên để thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng cho tổ chức, doanh nghiệp. Chúng thúc đẩy sự tìm kiếm cơ hội mới, khám phá thị trường và tạo ra giá trị cho khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh và phát triển trong môi trường kinh doanh thay đổi liên tục.

Hình: Tầm quan trọng của mục tiêu trong kinh doanh
Nguồn: Internet
Tầm quan trọng của mục tiêu trong kinh doanh
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Bí kíp viết thư chào hàng ấn tượng chỉ với 6 bước

3. 5 yếu tố xây dựng mục tiêu kinh doanh

S.M.A.R.T Goals chính là nguyên tắc để cấu thành nên mục tiêu kinh doanh, dựa trên 5 yếu tố chính bao gồm: S – Specific, M – Measurable, A –  Achievable, R – Relevant, T – Time bound. 

3.1 Specific (tính cụ thể)

Trong quá trình xây dựng mục tiêu, tính cụ thể đóng vai trò quan trọng để đảm bảo mục tiêu được xác định một cách rõ ràng. Khi mục tiêu đã được triển khai cụ thể thì việc thực hiện hóa ý tưởng sẽ dễ dàng thực hiện hơn rất nhiều. 

Để đảm bảo được tính cụ thể này, doanh nghiệp/ tổ chức cần trả lời được các câu hỏi sau:

  • Đối tượng trọng tâm để hoàn thành mục tiêu
  • Các phương diện để xét mục tiêu là gì?
  • Cần tập trung những điểm nào trước tiên?
  • Mục tiêu này có giá trị dài hạn hay không?
  • Thời gian thực hiện mục tiêu

Ví dụ: Doanh nghiệp A đưa ra mục tiêu tăng doanh số bán hàng thực phẩm hữu cơ lên 20% trong vòng 12 tháng. 

  • Đối tượng trọng tâm: Nhóm bán hàng và marketing của doanh nghiệp.
  • Mục tiêu cần đạt: Tăng doanh số bán hàng của thực phẩm hữu cơ.
  • Thời gian thực hiện: 12 tháng
  • Mức độ: 20% so với doanh số hiện tại
  • Phương pháp: Mở rộng phạm vi tiếp thị và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

3.2 Measurable (đo lường)

Khả năng đo lường chính là yếu tố xác định dự án của bạn có đang thực hiện tốt và đang đi đúng hướng hay không? Điều này đảm bảo rằng mục tiêu được đặt ra có thể được đo lường và theo dõi bằng các chỉ số và số liệu cụ thể. Từ đó, đánh giá được hiệu suất làm việc của từng cá nhân, bộ phận. Nếu kết quả đo lường đem lại kết quả không khả quan thì việc xác định lại mục tiêu và điều chỉnh chiến lược là rất cần thiết.

3.3 Achievable (khả năng thực hiện)

Các mục tiêu được đặt ra cần được đảm bảo về khả năng thực hiện dựa trên nguồn nhân lực, số vốn, quy mô, cơ cấu tổ chức,… Đúng là mục tiêu cần phải có thách thức nhưng cũng không nên quá khó khăn để đảm bảo sự tự tin và tạo động lực thực hiện. Bên cạnh đó, mục tiêu cần có sự đổi mất và bứt phá để nâng cao tinh thần cầu tiến và học hỏi cho toàn thể nhân viên. 

3.4 Relevant (tính liên quan)

Tính liên quan trong mục tiêu kinh doanh đảm bảo rằng mục tiêu được đặt ra có mối liên hệ chặt chẽ với chiến lược tổng thể của tổ chức và đóng góp vào việc đạt được sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các mục tiêu được đề ra phải có tính nhất quán, không tạo sự xung đột với các mục tiêu khác và cùng hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.

3.5 Time-bound (thời hạn)

Mục tiêu cần có thời hạn để công việc được đề ra hoàn thành theo đúng tiến độ và theo một lộ trình rõ ràng. Một mục tiêu không có thời hạn cụ thể có thể dẫn đến tình trạng trì hoãn và thiếu sự tập trung trong quá trình xử lý công việc.

Hình: 5 yếu tố  trong xây dựng mục tiêu 
Nguồn: Internet
5 yếu tố trong xây dựng mục tiêu
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Promotion là gì? Các yếu tố tạo nên chiến lược promotion thành công

4. Cách xác định mục tiêu trong kinh doanh 

4.1 Mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn gắn liền với các chiến lược kinh doanh tổng thể và được phát triển qua từng năm. Để có thể xác định mục tiêu dài hạn trong kinh doanh đòi hỏi sự cẩn thận, lập kế hoạch chi tiết, nắm rõ tầm nhìn tương lai của doanh nghiệp. Thời gian để thực hiện và hoàn thành mục tiêu dài hạn thường nằm trong khoảng 10 đến 20 năm.

Để xác định mục tiêu dài hạn cần các yếu tố như sau:

  • Phân tích SWOT bao gồm: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)
  • Dựa vào phân tích đã thực hiện, tiến hành đặt ra mục tiêu theo SMART goals.
  • Tiến hành chia nhỏ nhiệm vụ để hoàn thành
  • Phân chia nhân sự thực hiện hợp lý
Hình: Mục tiêu dài hạn
Nguồn: Internet
Mục tiêu dài hạn
Nguồn: Internet

4.2 Mục tiêu trung hạn

Mục tiêu trung hạn thường sẽ được thực hiện trong khoảng 5 – 10 năm, giúp tập trung vào các mục tiêu cụ thể và tạo bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của tổ chức. Mục tiêu trung hạn có thể liên quan đến tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới, hoặc cải thiện hiệu suất hoạt động.

Hình: Mục tiêu trung hạn
Nguồn: Internet
Mục tiêu trung hạn
Nguồn: Internet

4.3 Mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh là những mục tiêu được đặt ra để đạt được trong khoảng thời gian ngắn, thường là từ một tháng đến sáu tháng. Đây là những mục tiêu cụ thể và rõ ràng, giúp tập trung vào việc hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể để đạt được mục tiêu lớn hơn.

Để xác định mục tiêu ngắn hạn, bạn cần thực hiện các hoạt động như sau:

  • Đầu tiên cần xác định những mục tiêu cụ thể mà tổ chức muốn đạt được trong thời gian ngắn. 
  • Lập kế hoạch và chia nhỏ kế hoạch
  • Đo lường và theo dõi để đảm bảo tiến độ công việc.Việc này giúp đánh giá liệu các nhiệm vụ đang được thực hiện đúng kế hoạch hay cần điều chỉnh.
Hình: Mục tiêu ngắn hạn
Nguồn: Internet
Mục tiêu ngắn hạn
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

Mục tiêu kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong việc xác định hướng phát triển của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Tầm quan trọng của các mục tiêu này cực kỳ rõ ràng và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi khía cạnh hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ cập nhật những kiến thức bổ ích và giúp bạn tạo ra những kết quả tích cực tới sự phát triển và thành công của doanh nghiệp!

Chia sẻ bài viết: