Bán online là giải pháp “cứu cánh” trong bối cảnh chuyển đổi số?

Chia sẻ bài viết:

Bán online không chỉ là “cứu cánh” mà còn là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển lâu dài của chủ kinh doanh trong kỷ nguyên số – nhiều chuyên gia đưa ra nhận định.

Tác động sâu rộng từ đại dịch Covid-19 cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ đã thay đổi mọi phương diện đời sống, thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Nhu cầu chuyển đổi số toàn diện được đặt ra một cách cấp thiết để các chủ kinh doanh có thể tồn tại trên thị trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt.

Tại Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024 với chủ đề “Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024 – Tinh hoa hàng Việt, cất cánh toàn cầu” diễn ra vào ngày 22/4/2024 vừa qua, bà Nguyễn Thị Minh Huyền – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) cho biết, TMĐT Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát mạnh mẽ và trở thành cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam. Doanh số TMĐT bán lẻ có mức tăng trưởng trung bình khoảng 20% trong 10 năm qua, đưa Việt Nam lọt top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT nhanh nhất khu vực và thế giới.

thương mại điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số
Q1/2024 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT (Nguồn: Metric)

Các nền tảng bán hàng mới được mở ra với tốc độ vũ bão, thị phần bán hàng được phân chia lại khiến sự lo sợ từ các thay đổi mà trước đây Shopee, Facebook livestream và mới đây là Tiktok Shop mang đến luôn thường trực đối với các chủ kinh doanh.

Điều này dễ dàng nhận ra trong các buổi đào tạo, hướng dẫn bán hàng đa kênh do Sổ Bán Hàng tổ chức. Điển hình, buổi đào tạo “Liên Kết Đa Sàn – Lợi Nhuận Ngút Ngàn” của diễn giả Trần Lâm đã thu hút hơn 11 nghìn chủ kinh doanh tham gia, nhiều câu hỏi “làm sao bán tốt trên các sàn, nên bắt đầu như thế nào?” được đặt ra cho khách mời xuyên suốt chương trình.

Trong xu hướng chuyển đổi số, khi hơn 1 nửa dân số Việt Nam đang chi tiêu trên các kênh bán online, chủ kinh doanh buộc phải thích nghi và thay đổi để giữ vững doanh số và lợi nhuận. Tuy nhiên, lựa chọn kênh bán hàng nào và phải bắt đầu từ đâu? Dưới đây là lời khuyên từ Sổ Bán Hàng dành cho các chủ kinh doanh!

>>Mời bạn xem thêm: Sổ Bán Hàng cùng chủ kinh doanh giải bài toán: Làm sao để tiếp cận thêm khách hàng?

Bán online như thế nào trong bối cảnh chuyển đổi số

Liên tục thử nghiệm và đánh giá kênh bán hàng mới

Xét từ góc độ chủ kinh doanh, việc kinh doanh trên môi trường số là xu thế tất yếu. Đặc biệt là hiện tại có hàng ngàn những kênh mạng xã hội và thương mại điện tử đang bước vào “cuộc chơi” này.

Chỉ tính riêng sàn TMĐT, hiện có gần 400 sàn đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Theo báo cáo mới công bố của công ty dữ liệu YouNet ECI, sàn Shopee tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam với 67,9% thị phần. Các thứ hạng còn lại trong “bộ tứ” còn lại lần lượt là TikTok Shop với 23,2%, Lazada với 7,6% và Tiki với 1,3% thị phần, cuối cùng là Sendo. Không chỉ thu hút khách hàng mua sắm, Shopee tiếp tục trở thành điểm đến của người kinh doanh với hơn 201.000 nhà bán hàng, xếp sau gồm: Lazada (98.000), TikTok Shop (95.000) và cuối cùng là Tiki (10.000).

thị phần các sàn thương mại điện tử tại việt nam
Nguồn: VnExpress

Điều này cho thấy sự cạnh tranh trên thị trường TMĐT B2C đang bước vào giai đoạn “tăng tốc”. Tương tự như xu hướng sử dụng các kênh khác nhau để so sánh và đánh giá trước khi mua sắm online của người tiêu dùng, các chủ kinh doanh nên liên tục thử nghiệm kênh mới để có thể chọn kênh kinh doanh phù hợp trong hàng loạt trang mạng xã hội và sàn TMĐT.

Lưu ý nghiên cứu thị trường về mức cạnh tranh với các sản phẩm tương tự trên mỗi kênh, chi phí và chính sách của từng sàn có phù hợp với sản phẩm của cửa hàng không. Ngoài ra, mỗi nền tảng có thể hỗ trợ một phân khúc khách hàng riêng biệt hoặc có lợi thế cạnh tranh đặc thù như chi phí thấp hơn hoặc độ phủ sóng rộng hơn.

Vì vậy, chủ kinh doanh nên dành thời gian để theo dõi và phân tích hiệu quả kinh doanh trên từng kênh. Xem xét các yếu tố như tỷ lệ chuyển đổi, chi phí quảng cáo, và độ trung thành của khách hàng trên mỗi sàn để quyết định xem liệu kênh đó có đáng để tập trung nguồn lực đầu tư lâu dài hay không, từ đó đúc kết kinh nghiệm và lựa chọn ra các kênh bán online tối ưu nhất.

Xây dựng Website bán hàng online mang màu sắc thương hiệu riêng

Trong triển vọng cho quý II/2024, dự báo từ Metric cho thấy tổng doanh số của 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam sẽ đạt mức 84,87 nghìn tỷ đồng, với 882,12 triệu sản phẩm được bán ra. Đây là một con số ấn tượng, cho thấy sự tăng trưởng ổn định so với quý trước, đồng thời mở ra triển vọng tích cực cho thị trường.

Việc thay đổi chính sách từ các sàn TMĐT với chiến lược đặt người mua hàng vào vị trí trung tâm sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt hơn bao giờ hết. Đây là yếu tố chủ kinh doanh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sự phát triển trong thời gian tới.

Các chủ kinh doanh nên chuẩn bị sẵn sàng cho thương hiệu một website bán hàng riêng bên cạnh các sàn bán hàng của bên thứ 3, để nắm quyền chủ động trong các thay đổi của thị trường. Một website riêng mang bản sắc thương hiệu độc đáo cho phép chủ kinh doanh kiểm soát toàn bộ trải nghiệm mua sắm của khách hàng, từ thiết kế, trưng bày sản phẩm đến xử lý giao dịch mà không phụ thuộc vào các quy định thay đổi của sàn TMĐT.

Tập trung chăm sóc khách hàng thân thiết và phát triển sản phẩm

Để đáp ứng được nhu cầu mua sắm, khách hàng sẽ thường xuyên xuất hiện ở nhiều điểm chạm nhằm tìm hiểu sản phẩm và cân nhắc mua hàng. Do đó, chủ kinh doanh cần cân nhắc đâu là những điểm chạm mà thương hiệu nên ưu tiên tập trung để tối ưu trải nghiệm khách hàng khi bán online, từ đó giúp khách hàng ra quyết định mua hàng nhanh hơn. Các chủ kinh doanh có thể tham khảo khảo sát của Cốc Cốc về tiêu chí mua hàng của người tiêu dùng vào cuối năm 2023:

tiêu chí mua hàng online của người tiêu dùng
Bảng tiêu chí lựa chọn sàn thương mại điện tử. (Nguồn: Cốc Cốc)

Như vậy ngoài những chính sách về giá cả và sự thuận tiện về mua bán, hoạt động chăm sóc khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp chủ kinh doanh xây dựng được tệp khách hàng trung thành, tăng sức cạnh tranh và gia tăng thị phần. Để tăng khả năng khách hàng quay trở lại trải nghiệm sản phẩm, các chủ kinh doanh cần:

  • Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Đảm bảo rằng khách hàng của bạn được chăm sóc kỹ lưỡng ở tất cả kênh, từ lúc tư vấn sản phẩm, chốt đơn, vận chuyển cho đến chính sách sau mua.
  • Khảo sát và phản hồi: Thường xuyên thu thập phản hồi từ khách hàng, giải quyết các phản hồi tiêu cực nhanh nhất có thể, mang đến sự hài lòng nhất cho khách hàng. Đồng thời, khi hiểu rõ về nhu cầu và mong muốn của khách, giúp bạn cải tiến sản phẩm và dịch vụ tốt hơn trong mắt khách hàng.
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Luôn tìm cách đổi mới và cải tiến sản phẩm để phù hợp hơn với thị hiếu thay đổi của thị trường. Điều này không chỉ giúp duy trì lợi thế cạnh tranh mà còn gia tăng sự hài lòng và trung thành của khách hàng.

Sổ Bán Hàng hỗ trợ chủ kinh doanh dễ dàng bán online đa kênh

Thấu hiểu sự trăn trở, Sổ Bán Hàng luôn nỗ lực hỗ trợ chủ kinh doanh trong việc mở rộng kênh bán hàng, tiếp cận khách hàng tiềm năng khổng lồ trên không gian mạng xã hội thông qua các tính năng và dịch vụ.

giải pháp bán online trong bối cảnh chuyển đổi số

Cung cấp website chuyên nghiệp, liên kết đa sàn, bán hàng đa kênh: Chủ kinh doanh được cung cấp website online chuyên nghiệp ngay khi tải ứng dụng Sổ Bán Hàng, dễ dàng tham gia bán hàng online chỉ trong 5 phút cài đặt.

Đồng thời, Sổ Bán Hàng có đầy đủ tiện ích kết nối đa sàn Shopee/TikTok Shop/Lazada, Fanpage bán hàng, Zalo OA giúp chủ kinh doanh quản lý và bán hàng đa kênh tập trung chỉ trên 1 giao diện. Chủ kinh doanh có thể đồng bộ và quản lý toàn bộ sản phẩm, đơn hàng và kho hàng từ tất cả gian hàng trên Shopee, Lazada, TikTok Shop vào Sổ Bán Hàng, tập trung chỉ trên một màn hình, dễ dàng đánh giá hiệu suất từng kênh.

Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tăng số lần mua lại: Chủ kinh doanh dễ dàng chăm sóc khách hàng chỉ trên 1 giao diện qua các tính năng của Sổ Bán Hàng:

  • Quản lý hội thoại, tin nhắn & bình luận của khách hàng từ các trang Website online, Zalo, Fanpage chỉ trên phần mềm Sổ Bán Hàng, không bỏ sót bất kỳ khách hàng và đơn hàng nào.
  • Chat thông minh khi tự động chốt đơn, có thể cài đặt tin nhắn tự động khi vắng mặt.
  • Truy cập thông tin và lịch sử mua hàng của khách, dễ dàng chăm sóc và tạo các chương trình khuyến mãi cho khách hàng cũ.
  • Gắn nhãn cuộc hội thoại để tạo ghi chú cho từng khách hàng.
  • Tạo chương trình khách hàng thân thiết và tích điểm thành viên ngay trên ứng dụng.

Tổ chức nhiều buổi đào tạo cùng chuyên gia thương mại điện tử: Sổ Bán Hàng thường xuyên mời các chuyên gia uy tín, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực TMĐT tham gia các buổi đào tạo trực tuyến, chia sẻ kinh nghiệm bán hàng thực chiến đến chủ kinh doanh: cách lựa chọn kênh bán hàng; cách lên nội dung bài viết thu hút; bí quyết tiếp cận, nắm bắt hành vi và chăm sóc khách hàng hiệu quả; công thức tiếp thị để giữ chân khách hàng và tăng số lần mua lại;…

Chuỗi đào tạo nhận được đông đảo sự quan tâm từ các chủ kinh doanh, từ khi buổi đầu tiên được tổ chức vào giữa năm 2023.

Bán online có phải là giải pháp "cứu cánh" trong bối cảnh chuyển đổi số?

Sổ Bán Hàng tin rằng luôn có cách tốt hơn để hỗ trợ chủ kinh doanh phát triển kinh doanh bền vững, vì thế sẽ tiếp tục đồng hành cùng chủ kinh doanh trong năm 2024 trên mọi chặng đường buôn bán.

Ở đâu có khách hàng ở đó có người bán hàng. Ở đâu có chủ kinh doanh ở đó có Sổ Bán Hàng!


Chia sẻ bài viết: