• Sản phẩm

    QUẢN LÝ BÁN HÀNG

    Cửa hàng ăn uống

    Quán cà phê, trà sữa, quán ăn, nhà hàng, take away...

    Bán lẻ hiện đại

    Thời trang, điện máy, thực phẩm, quầy thuốc, điện tử, điện lạnh...

    Bán đa kênh

    Mỹ phẩm, đồ chơi, chăm sóc sức khoẻ, đồ gia dụng

    QUẢN LÝ DÒNG TIỀN

    FinanBook

    Giải pháp quản lý dòng tiền thông minh. Thu tiền, kế toán và ngân hàng

    OpenAPI

    Dễ dàng quản lý thu chi, thanh toán liên ngân hàng ngay trong hệ thống của bạn.

    • Cửa hàng ăn uống
    • Bán lẻ hiện đại
    • Bán đa kênh
    • FinanBook
    • Open API
  • Giải pháp

    TÍNH NĂNG

    Quản lý toàn diện

    Tinh giản hoạt động. Tối đa năng suất. Không lo thất thoát

    Chăm sóc khách hàng

    Chăm sóc chuyên nghiệp. Quản lý hiệu quả giúp tăng người mua lại đến 34%

    Kiểm soát tài chính

    Thu chi rõ ràng. Tiền nhận về nhanh, hiệu quả hơn đến 24%

    TIỆN ÍCH

    Bán sàn TMĐT

    Bán đa sàn: Shopee, Tiktok, Lazada. Trăm gian hàng trên 1 màn hình duy nhất

    Tìm nguồn hàng

    Nhập sản phẩm HOT nhất cho cửa hàng của bạn với giá siêu cạnh tranh

    Vay vốn kinh doanh

    Lãi suất thấp. Không cần thế chấp Nhanh chóng - Dễ dàng

    Website bán hàng

    Chỉ trong 5 phút. Dễ dàng bán hàng và nhận thanh toán online

    HƯỚNG DẪN

    Bắt đầu sử dụng

    Nhanh chóng làm quen và tự tin sử dụng Sổ Bán Hàng với 600.000+ chủ kinh doanh khác

    Hướng dẫn sử dụng

    Chi tiết cách sử dụng 50+ tính năng của Sổ Bán Hàng và câu hỏi thường gặp

    • Quản lý toàn diện
    • Chăm sóc khách hàng
    • Kiểm soát tài chính
    • Bán trên sàn TMĐT
    • Tìm nguồn hàng
    • Vay vốn kinh doanh
    • Website bán hàng
  • Bảng giá
  • Blog

    BLOG

    Quản lý bán hàng

    Quản lý bán hàng hiệu quả: Bí quyết doanh số bùng nổ

    Câu chuyện thành công

    Khách hàng Sổ Bán Hàng: Hành trình thành công và bí quyết

    Kinh nghiệm kinh doanh

    Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh đa dạng, thực tế giúp bạn thành công

    Kênh bán hàng

    Khám phá kênh bán hàng tối ưu giúp tăng doanh thu cửa hàng của bạn

  • Về chúng tôi
Đăng nhập
Đăng ký
Kinh nghiệm kinh doanh

10 bước mở cửa hàng tạp hoá thành công

16 Tháng Tư, 2021 hainam
Chia sẻ bài viết:

Mục lục bài viết

Toggle
  • 1. Nghiên cứu thị trường
  • 2. Chọn địa điểm mở cửa hàng
  • 3. Tính toán chi phí mở cửa hàng
  • 4. Lên danh mục hàng hoá cần bán
  • 5. Lựa chọn nhà cung cấp
  • 6. Tiếp thị cho cửa hàng mới
  • 7. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
  • 8. Mua sắm các thiết bị, dụng cụ cho cửa hàng
  • 9. Trưng bày hàng hoá trong cửa hàng
  • 10. Thuê nhân viên bán hàng

1. Nghiên cứu thị trường

Để có thể kinh doanh hàng tạp hóa thành công, các bạn cần dành thời gian nghiên cứu thị trường. Thông qua việc phân tích thị trường, các bạn cơ bản có thể xác định được tập khách hàng mục tiêu, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng như những rủi ro khi tham gia vào thị trường. (Nếu chưa hiểu rõ khái niệm, cách thức nghiên cứu thị trường, bạn có thể tìm hiểu thêm trên Wikipedia).

Dựa vào báo cáo mới nhất của Nielsen về kênh bán hàng lẻ tạp hóa truyền thống tại Việt Nam, chúng ta có thể cơ bản xác định được thị trường kinh doanh hàng tạp hóa như sau:

– Mua hàng tại các cửa hàng tạp hóa là thói quen mua sắm nhanh của người dân ở thành thị, nông thôn Việt Nam. Hiện tại, thị trường kinh doanh hàng tạp hóa đang có 1,3 triệu cửa hàng, chiếm hơn 85% tổng doanh thu của ngành hàng tiêu dùng nhanh trên cả nước.

– Tập khách hàng mục tiêu của các cửa hàng tạp hóa thường là cộng đồng người dân trong khu vực (70%) và khách vãng lai (30%). Hầu hết mọi người dành thời gian mua sắm các nhu yếu phẩm cơ bản tại cửa hàng tạp hóa vì sự tiện lợi, có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tiêu dùng mà không phải đi xa.

– Lãi suất từ bán hàng tạp hóa bao gồm tiền lời trực tiếp từ bán hàng hóa, chiết khấu từ nhà cung cấp, tiền trưng bày sản phẩm của các hãng, tiền bán ve chai,… Lợi nhuận trung bình đạt từ 3 triệu – 30 triệu/tháng tùy theo quy mô kinh doanh.

Thông qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy thị trường kinh doanh hàng tạp hóa rất có tiềm năng phát triển. Nếu đang sở hữu một số vốn nhất định, đam mê kinh doanh, các bạn hoàn toàn có thể xem xét việc mở cửa hàng tạp hóa để kinh doanh kiếm lời.

2. Chọn địa điểm mở cửa hàng

Các cửa hàng tạp hóa dựa vào sự tiện lợi để cung cấp các giải pháp mua sắm hữu ích cho khách hàng. Thay vì phải di chuyển từ vị trí này ra vị trí khác, khách hàng có thể mua sắm hầu hết các sản phẩm thiết yếu chỉ trong một cửa hàng.

5 lưu ý khi bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa - NhatMinh.Net

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công cho thấy, để có thể kinh doanh đông khách, thu lợi nhuận cao, vị trí thuê mặt bằng cần thỏa mãn các yếu tố sau:

– Mở cửa hàng tạp hóa ở khu vực đông dân cư, gần các chung cư, trường học, ttrên các trục đường chính, khu phố vui chơi, giải trí, có lưu lượng người qua lại lớn.

– Bên cạnh các yếu tố về vị trí, các bạn cũng cần quan tâm đến diện tích cửa hàng, khu đỗ xe bên ngoài cửa hàng và chi phí thuê mặt bằng. Với những mặt bằng đẹp, giá thuê cửa hàng một tháng dao động từ 10 – 20 triệu/tháng cho diện tích 50m2. Những mặt bằng có diện tích càng đẹp, càng gần khu vực trung tâm thì giá thuê càng cao.

– Nếu sở hữu nhà mặt phố, nhà trong các ngõ/hẻm lớn, các bạn cũng có thể tận dụng một phần diện tích nhà làm nơi kinh doanh hàng tạp hóa. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm phần lớn chi phí so với việc đi thuê.

Sau khi tìm được mặt bằng phù hợp, việc kế tiếp mà bạn cần làm là phân tích đối thủ cạnh tranh trong khu vực mở cửa hàng. Hãy dành thời gian phân tích hình kinh doanh thực tế của các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, các cửa hàng tạp hóa,…, ở gần khu vực sinh sống hoặc có ý định mở cửa hàng.

Lưu ý: Mặc dù không phải là một ý tưởng kinh doanh mới mẻ nhưng buôn bán hàng tạp hóa vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển nếu làm đúng cách. 

3. Tính toán chi phí mở cửa hàng

Các chi phi mở cửa hàng tạp hóa bao gồm phí nhập hàng hóa, phí thuê mặt bằng, phí thuê nhân viên, tiền đầu tư giá, kệ để hàng, thiết kế biển hiệu và các phần mềm thanh toán, máy in hóa đơn, máy làm mát, camera giám sát,…

Tùy theo quy mô, diện tích kinh doanh mà phí mở cửa hàng tạp hóa cũng khác nhau. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công cho thấy, tổng chi phí cho 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ, chứa các loại hàng hóa cơ bản như đồ khô, đồ ăn nhanh, đồ uống, bánh kẹo, đường, sữa, hóa mỹ phẩm, …, chi phí đầu tư dao động từ 50 – 100 triệu. Với các cửa hàng có quy mô lớn hơn, lượng hàng dự trữ trong kho nhiều, cần đầu tư nhiều máy móc hỗ trợ, chi phí đầu tư có thể dao động từ 200 triệu đến vài tỷ.

4. Lên danh mục hàng hoá cần bán

Theo những kinh nghiệm khi mở cửa hàng tạp hóa của các người bán hàng lâu năm, để phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng, các bạn cần phải cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu hàng ngày: từ cây kim, cái bánh, bao thuốc, xà phòng giặt đến bia, rượu, sữa bột, đồ gia dụng,…

Tất tần tật kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê bạn cần biết

Việc lập danh sách các danh mục hàng hóa cần bán và số lượng nhập phải dựa trên giá cả, nguồn vốn đang sở hữu và đối tượng khách hàng mục tiêu. Mới bán, các bạn nên nhập mỗi loại một ít nhưng đa dạng về chủng loại, thương hiệu cho khách hàng dễ lựa chọn. Sau một thời gian bán hàng, các bạn hãy quan sát thói quen mua sắm của người tiêu dùng trong khu vực để biết các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất và lập kế hoạch số lượng nhập hàng.

Nếu sở hữu lượng vốn lớn, các bạn cũng không nên nhập, dự trữ quá nhiều hàng trong cửa hàng. Việc nhập hàng quá nhiều theo cảm tính có thể khiến bạn bị tồn hàng, đọng vốn, chất lượng hàng hóa suy giảm hoặc hết hạn sử dụng,….

5. Lựa chọn nhà cung cấp

Để bắt đầu công việc kinh doanh, bạn sẽ cần làm việc với các nhà bán buôn, nhân viên tiếp thị của từng nhãn hàng để nhập về các loại hàng hóa, thực phẩm cần thiết (rượu, bia, thuốc lá, đồ gia dụng,…).

Ban đầu, khi chưa có nhiều kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, tìm kiếm nguồn hàng, bạn có thể nhập hàng từ các đại lý, siêu thị bán buôn hàng hóa. Việc này sẽ giúp bạn có thể nhập hầu hết các loại hàng hóa từ một nhà cung cấp mà không phải liên hệ nhiều nơi. Khi đã mở cửa hàng tạp hóa, các nhân viên tiếp thị của nhãn hàng sẽ tự động đến làm việc, đặt vấn đề cung cấp hàng hóa trực tiếp. Nếu nhập hàng trực tiếp từ đây, giá nhập hàng sẽ được cắt giảm đồng thời bạn có thể được nhận một vài ưu đãi, tiền hoa hồng từ nhà cung cấp khi trưng bày sản phẩm của họ ở vị trí đẹp trong cửa hàng.

Một kinh nghiệm mở cửa hàng bán tạp hóa nhỏ mà mình muốn chia sẻ cho các bạn trong trường hợp này là: Khi lấy hàng, chớ nên tham khuyến mãi, chiết khấu mà nhập nhiều hàng. Cũng đừng tin tưởng thái quá vào những nhân viên tiếp thị. Trong một vài trường hợp, khi muốn đẩy hàng tồn, hàng kém chất lượng, một vài đối tương xấu có thể giải danh nhân viên tiếp thị của hãng để mời chào bạn nhập hàng. Tốt nhất, hãy yêu cầu họ để lại hàng mẫu để so sánh rồi mới nhập hàng.

6. Tiếp thị cho cửa hàng mới

Vì chỉ phục vụ một tập khách hàng nhỏ trong khu vực và khách vãng lai, các bạn không cần phải áp dụng các chương trình tiếp thị, quảng bá quá cao cấp như các thương hiệu bán lẻ dạng chuỗi, siêu thị mini. Theo kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa thì các giải pháp tiếp thị bạn cần thực hiện lúc này là:

– Đặt tên cửa hàng: Bạn có thể sử dụng tên cá nhân, tên người thân trong gia đình hoặc những cái tên thân mật khác để đặt tên cho cửa hàng tạp hóa của mình. (Lưu ý: nên lựa chọn những cái tên ngắn gọn, dễ nhớ để gây ấn tượng và thu hút khách hàng)

– Làm biển quảng cáo: Bạn có thể đặt làm một chiếc biển/bảng quảng cáo nhỏ đặt ở phía trước cửa hàng để quảng bá và thu hút khách hàng đến mua sắm tại cửa hàng.

– Dịch vụ khách hàng: Cửa hàng tạp hóa là mô hình kinh doanh truyền thống của Việt Nam. Vì thế, để có thể cạnh tranh trực tiếp với các ông lớn trong ngành bán lẻ như Vinmart, 7-Eleven,…, các bạn cần phải chú ý đến cách giao tiếp với khách hàng. Hãy xây dựng thái độ phục vụ thân thiện, niềm nở để tạo ấn tượng tốt với khách hàng, khiến họ thường xuyên lui tới cửa hàng của bạn.

– Chiến lược marketing: Chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất cho các cửa hàng tạp hóa thường là các chương trình khuyến mãi, tặng quà, giảm giá bán,… Ngoài ra, với các cửa hàng bán tạp hóa tầm trung, các bạn có thể tham khảo thêm các chương trình tích điểm, ưu đãi giá bán cho khách quen, giao hàng tại nhà,…

7. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

Nhiều chủ cửa hàng tạp hóa cho rằng, kinh doanh hàng tạp hóa quy mô vừa và nhỏ sẽ không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm.

Với các cửa hàng tạp hóa nhỏ, để kinh doanh thuận lợi, các bạn cần đăng ký kinh doanh cá thể, hộ gia đình với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi mở cửa hàng. Với các cửa hàng tạp hóa quy mô lớn hơn, các bạn cần phải xin thêm một vài loại giấy tờ như giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy,…

Sau khi đăng ký kinh doanh, các bạn sẽ được yêu cầu nộp thuế vào ngân sách nhà nước. 2 loại thế bạn cần phải nộp là thuế môn bài, khoảng 500.000 – 700.000 VND/năm và thuế kinh doanh, dao động từ 300.000 – 500.000 VND/tháng.

8. Mua sắm các thiết bị, dụng cụ cho cửa hàng

Đầu tiên, để có thể mở cửa hàng tạp hóa, bạn cần phải lên kế hoạch bố trí không gian cửa hàng với hệ thống giá kệ/hộc trưng bày, quầy thanh toán,… một cách thông minh. Thông thường, các kệ hàng sẽ được bố trí dọc bên trong cửa hàng để khách hàng dễ mua sắm, chọn lựa. Quầy thanh toán sẽ được bố trí ở phía ngoài để dễ dàng thanh toán và giám sát tổng quan cửa hàng.

Trong trường hợp cửa hàng của bạn bán thêm các nước uống, các loại kem, sữa chua, các loại thực phẩm đông lạnh, các bạn sẽ cần trang bị thêm máy làm mát, tủ đông,…

Trung bình, chi phí để mua giá kệ trưng bày, tủ lạnh, tủ mát,…, trong cửa hàng tạp hóa dao động từ 20 triệu – 70 triệu.

9. Trưng bày hàng hoá trong cửa hàng

Kinh doanh cửa hàng tạp hóa, bạn sẽ cần cung cấp rất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Với một diện tích giới hạn trong cửa hàng, bạn cần chú ý sắp xếp chúng sao cho gọn gàng, đẹp mắt, thuận tiện cho khách hàng khi mua sắm.

Kinh nghiệm kinh doanh hàng tạp hóa một vốn bốn lời

Một vài nguyên tắc bố trí cửa hàng tạp hóa mà bạn cần nhớ:

– Bố trí các sản phẩm ăn nhanh như bim bim, nước giải khát, bánh mì, bánh ngọt, các sản phẩm ăn nhanh ở vị trí bên ngoài cửa hàng để khách hàng dễ lấy và thanh toán.

– Các sản phẩm cần được phân chia theo từng quầy hàng: Hàng đồ khô, hàng đông lạnh,… Các sản phẩm thiết yếu, bán chạy cần được đặt ở vị trí ngang tầm mắt để khách hàng dễ quan sát, lựa chọn. Các sản phẩm chiếm diện tích lớn như dầu ăn, bột giặt, nước rửa chén bát nên được trưng bày ở phía dưới kệ.

– Mỗi quầy hàng, sản phẩm cần có biển tên, chú thích giá bán

– Hãy chú ý đến HSD của các loại hàng hóa. Những loại hàng hóa nhập trước sẽ phải bán trước, tránh tình trạng đọng hàng, khó bán sau này.

10. Thuê nhân viên bán hàng

Với các cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ, bạn có thể tự mình làm tất cả mọi việc, từ nhập hàng, sắp xếp hàng hóa, giao hàng, thanh toán hàng hóa cho khách,… Trong trường hợp cần người hỗ trợ, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp của người thân trong gia đình hoặc thuê thêm nhân viên. Mức lương thuê nhân viên bán hàng tạp hóa dao động từ 4,5 triệu – 6 triệu/tháng.

Tuy nhiên, khi thuê nhân viên, hãy đảm bảo rằng bạn có thể kiểm soát tốt thu chi, lượng hàng hóa trong cửa hàng. Trong thực tế, nhân viên có thể lợi dụng lấy trộm tiền hoặc hàng hóa trong cửa hàng của bạn. Lúc này, hệ thống camera giám sát và phần mềm bán hàng, quản lý kho hàng sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn.

Trên đây là toàn bộ các bước, kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa nhỏ dạng truyền thống, hiện đại mà mình tổng hợp được. Các bạn hãy tham khảo những kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa này và áp dụng vào kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa ngoài thực tế của mình.

Đội ngũ sobanhang.com xin chúc bạn thành công. Có khó khăn gì hãy cùng tham gia nhóm Bán hàng khó – Để Sổ Bán Hàng lo để thảo luận và chia sẻ nhé!

Chia sẻ bài viết:
sổ bán hàng pro
  • hướng dẫn
  • kinh nghiệm
  • mở cửa hàng
  • tạp hoá

Điều hướng bài viết

Previous
Next

Trả lời

Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.

Tìm kiếm

Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Chủ đề nổi bật

• Cập nhật mới nhất: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền – chính thức áp dụng từ 06/2025

• Ngành kinh doanh nào bắt buộc dùng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo Nghị định mới?

• Tổng hợp các mức phạt khi không dùng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền (Cập nhật 06/2025)

• Sổ Bán Hàng chính thức hợp tác cùng VNPT cung cấp giải pháp triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền (Cập nhật mới)

• Hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền – áp dụng từ tháng 6/2025

• Máy tính tiền có bắt buộc không? Câu trả lời chính xác cho hộ và cá nhân kinh doanh

• Quy trình phát triển sản phẩm mới chỉ trong 7 bước

• 6 Chính sách bán hàng phổ biến giúp nâng cao doanh số hiệu quả

• Nghệ thuật đòi nợ tinh tế, không sợ mất lòng

• Kinh nghiệm mở cửa hàng đồng giá thu lợi nhuận cao

Bài Liên Quan

Hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn bật/tắt quy trình bán hàng ngành hàng FnB

11 Tháng Ba, 2025 Huy Vũ

Phiên bản 3.1.10 Trong ngành FnB (Food and Beverage), việc quản lý quy trình bán hàng một cách linh hoạt và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành kinh doanh. Hướng dẫn này sẽ giúp bạn nắm rõ cách bật/tắt quy trình bán hàng một cách nhanh chóng, đảm bảo hoạt […]

Hỗ trợ, Hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn xuất file danh sách khách hàng trên Website

18 Tháng Hai, 2025 Huy Vũ

Xuất file khách hàng giúp bạn nắm trọn trong tay “danh sách khách quý” mà không cần nhớ hết từng tên khách hàng. Bạn có thể dễ dàng theo dõi và lên kế hoạch chăm sóc cho từng khách hàng/nhóm khách hàng. Đây chính là công cụ đắc lực để triển khai các chiến lược […]

Hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn xuất file thu chi trên máy tính

18 Tháng Hai, 2025 Huy Vũ

Xuất file thu chi trên phần mềm quản lý bán hàng Sổ Bán Hàng không chỉ giúp bạn theo dõi tiền vào, tiền ra như một chuyên gia tài chính, mà còn là “vũ khí bí mật” để tránh việc “mất dấu” khoản thu nào đó. Nhờ vậy, bạn sẽ luôn có một báo cáo […]

Hỗ trợ, Hướng dẫn sử dụng, SoBanHang POS

Tạo giao dịch nợ

11 Tháng Một, 2025 Mạnh Trần

Tạo giao dịch nợ là một phần quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp. Việc hiểu rõ quy trình và các yếu tố liên quan sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh và hiệu quả. Sổ Bán Hàng sẽ lưu lại tất cả khoản nợ cho vay và […]

Ứng dụng quản lý bán hàng thông minh Số 1 Việt Nam

VN: 173 Tran Nao Street, An Khanh Ward, Thu Duc City, HCMC, Vietnam
SIN: 10 Anson Road, #33-06B International Plaza, 079903 Singapore

Theo dõi chúng tôi

Sổ Bán Hàng
  • Về chúng tôi
  • Tin tức & sự kiện
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Bắt đầu sử dụng
Sản phẩm
  • Quản lý bán hàng
  • Cửa hàng ăn uống
  • Bán lẻ hiện đại
  • Bán hàng đa kênh
  • Quản lý dòng tiền
Giải pháp
  • Tính năng
  • Quản lý toàn diện
  • Chăm sóc khách hàng
  • Kiểm soát tài chính
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Tiện ích
  • Bán sàn TMĐT
  • Tìm nguồn hàng
  • Vay vốn kinh doanh
  • Website bán hàng
Blog
  • Quản lý bán hàng
  • Câu chuyện thành công
  • Kinh nghiệm kinh doanh
  • Kênh bán hàng
Chính sách
  • Quy chế hoạt động
  • Điểu khoản dịch vụ
  • Chính sách bảo mật

© 2023 – FINAN PTE. LTD.