SKU sản phẩm là gì? Cách tạo mã sku cho sản phẩm
Việc quản lý kho hàng một cách thủ công có thể sẽ dễ dẫn đến sai sót và thất thoát hàng hóa cho cửa hàng. Mã SKU chính là công cụ “đánh dấu” sản phẩm, giúp phân loại và xác định vị trí hàng hóa một cách nhanh chóng và dễ dàng. Vậy làm cách nào để tạo ra mã SKU? Hãy để Sổ Bán Hàng hướng dẫn chi tiết cho bạn trong bài viết dưới đây nhé!
1. Mã SKU sản phẩm là gì?
SKU (Stock Keeping Unit, tạm dịch đơn vị lưu trữ kho) là một chuỗi định danh, thường là mã số, mã vạch hoặc ký tự đặc biệt được gán cho từng sản phẩm hoặc mặt hàng trong kho hàng của một doanh nghiệp. Mã SKU giúp xác định và phân biệt mỗi sản phẩm khác nhau, tạo điều kiện cho việc quản lý hàng tồn kho, bán hàng và theo dõi doanh thu trở nên dễ dàng và hiệu quả.
Thông thường, mã SKU sẽ được phân loại theo ngành hàng. Cho nên mục đích chính của loại mã SKU này là để phân loại các mặt hàng theo: Ngành hàng, chất liệu, xuất xứ, chủng loại, hình dáng, chức năng, màu sắc, địa chỉ kho,…
Mỗi sản phẩm khi được sản xuất ra đều đã có sẵn mã SKU. Tuy nhiên, khi nhập về kho, người bán nên tạo bộ mã SKU cho riêng mình để tiện trong việc quản lý, sắp xếp và điều phối hàng hóa.
>> Có thể bạn quan tâm: Đánh giá ưu và nhược điểm của 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam
2. Tầm quan trọng của mã SKU sản phẩm
2.1 Quản lý tồn kho
Mã SKU giúp xác định và phân biệt mỗi sản phẩm trong kho hàng, giúp quản lý hàng hóa trong kho hiệu quả. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể theo dõi số lượng tồn kho, thời gian tái nhập hàng và tránh tình trạng thiếu hoặc thừa hàng hóa.
2.2 Phân loại và tìm kiếm
Mã SKU giúp phân loại và nhóm các sản phẩm có tính chất tương tự lại với nhau. Điều này giúp việc tìm kiếm và truy xuất thông tin về sản phẩm trở nên dễ dàng và nhanh chóng.
Bằng cách gắn mã SKU với từng sản phẩm cụ thể, chúng ta có khả năng phân biệt và nhận dạng chính xác từng mục trong kho. Mã SKU sẽ nhóm các sản phẩm có cùng trường thông tin như màu sắc, kích thước, chất liệu, xuất xứ,.. giúp thuận tiện trong việc quản lý tồn kho và đặt hàng. Điều này giúp việc tìm kiếm và truy xuất thông tin về sản phẩm trở nên dễ dàng và nhanh chóng.
2.3 Quản lý đơn hàng
Quản lý đơn hàng qua mã SKU giúp xác định loại sản phẩm, số lượng và thuộc tính có liên quan để việc phân loại trong quá trình đóng gói được diễn ra thuận lợi. Việc này giúp đảm bảo việc giao hàng sẽ diễn ra chính xác và đúng hẹn, tránh tình trạng nhầm lẫn, thiếu hụt hay thừa hàng.
2.4 Tối ưu hóa hệ thống thanh toán
Mã SKU có khả năng sắp xếp hệ thống thanh toán một cách có khoa học và chính xác. Khi thanh toán, các giao dịch sẽ được tự động nhập giá, đồng thời trừ vào số lượng mặt hàng ở trong kho. Bên cạnh đó, mã SKU còn có thể được tạo ra như một barcode để có thể quét mã thanh toán một cách tiện ích và thuận lợi.
2.5 Tăng trải nghiệm mua sắm
Mã SKU không chỉ giúp nhân viên có thể tìm ra sản phẩm dễ dàng mà chính khách hàng cũng có thể tự tìm thấy sản phẩm một cách nhanh chóng. Có rất nhiều khách hàng ngại “nói chuyện” khi mua sắm và thích chủ động tìm kiếm sản phẩm mình cần mua mà không cần sự hỗ trợ của nhân viên.
>> Có thể bạn quan tâm: Review chân thật các đơn vị vận chuyển phổ biến hiện nay
3. Cách tạo mã SKU cho sản phẩm
Để tạo ra mã SKU sản phẩm, trước hết bạn cần đến các thông tin cơ bản để phân loại như sau:
- Tên thương hiệu/ tên nhà sản xuất
- Danh mục sản phẩm
- Loại sản phẩm
- Phiên bản sản phẩm
- Size số
- Màu sắc
- Thời gian nhập hàng (ví dụ như số ngày, tháng, năm)
- Tình trạng sản phẩm (mới hoàn toàn, đã qua sử dụng, cũ…)
- Hạn sử dụng
Trên đây là các thông tin cơ bản cần phải có của một mã SKU, tùy theo mỗi doanh nghiệp mà chúng được sắp xếp theo thứ tự khác nhau.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các cách đặt mã SKU đơn giản như sau:
- Số tự động tăng dần: Sử dụng một chuỗi số tự động tăng dần là cách phổ biến để tạo mã SKU. Ví dụ: SP001, SP002, SP003…
- Mã hỗn hợp: Kết hợp các yếu tố như loại sản phẩm, màu sắc, kích thước và thuộc tính khác. Ví dụ: LTB-BL-M (Loại: Áo thun, Màu: Xanh dương, Kích thước: M).
- Mã dựa trên sản phẩm: Sử dụng một phần hoặc toàn bộ tên sản phẩm để tạo mã SKU. Điều này giúp dễ nhận biết sản phẩm ngay từ mã.
- Mã dựa trên nhà cung cấp: Sử dụng thông tin về nhà cung cấp để tạo mã SKU. Điều này có thể giúp theo dõi nguồn gốc và quản lý dễ dàng hơn.
- Mã vùng địa lý: Sử dụng mã số vùng địa lý để phân loại sản phẩm theo khu vực.
- Mã tùy chọn khách hàng: Cho phép khách hàng tạo mã SKU theo yêu cầu của họ, đặc biệt cho các sản phẩm tùy chỉnh.
4. Gợi ý cách đọc mã SKU sản phẩm
Khi đã nắm vững các thông tin cơ bản về sản phẩm, bạn hoàn toàn có thể đọc thông tin sản phẩm thông qua mã SKU.
Ví dụ: Dòng tivi Smart Tivi của thương hiệu Samsung có mã SKU như sau: UA50AU7002
- UA: Loại tivi
U là dòng tivi màn hình LED
A thể hiện phạm vi bán tại châu Á
- 50: số inch
- A: năm ra mắt
Samsung đã ký hiệu năm ra mắt sản phẩm theo chữ cái như sau:
A: 2021, T: 2020, R: 2019, N: 2018, M: 2017, K: 2016, J: 2015
- U: Độ phân giải
Đối với sản phẩm có chữ U thể hiện màn hình có độ phân giải Ultra HD (4k)
Không có U là màn hình có độ phân giải Full HD
- 7002: Series sản phẩm
Series từ 5000 trở xuống sẽ là dòng tivi LED thường và internet tivi
Series 5200 – 6000 là dòng smart tivi có màn hình Full HD
Vậy tivi có mã UA50AU7002 thể hiện đây là tivi màn hình LED, bán tại châu Á, được ra mắt vào năm 2021 với độ phân giải Ultra HD và là dòng smart tivi.
5. Phân biệt mã SKU và barcode
Mã SKU thông thường sẽ bao gồm cả chữ và số, ta có thể đọc thông tin bằng mắt thường mà không cần đến sự hỗ trợ của thiết bị, máy móc. Còn mã barcode được tạo từ mã vạch và số, được sắp xếp theo quy chuẩn mã hóa. Mã barcode cần sử dụng máy quét thì mới có thể đọc được thông tin.
6. Những lưu ý khi đặt mã SKU
6.1 Không nhồi nhét quá nhiều thông tin
Tuy mã SKU được dùng để phân loại và biểu thị thông tin sản phẩm nhưng bạn chỉ cần thể hiện những thông tin đặc trưng và thực sự cần thiết giúp phân biệt sản phẩm. Đừng nhồi nhét quá nhiều thông tin vào sẽ khiến mã SKU trở nên phức tạp và khó đọc.
6.2 Ký tự sử dụng
Khi tiến hàng đặt mã SKU, bạn cần hạn chế các ký tự dễ gây nhầm lẫn như sau:
- Chữ O sẽ dễ hiểu nhầm thành số 0
- Chữ I (i) in hoa sẽ nhìn nhầm thành l (L) in thường
Bên cạnh đó, bạn cần tránh sử dụng các dấu “/” vì khi đưa vào phần mềm excel sẽ định dạng thành ngày tháng năm.
6.2 Tính duy nhất
Bạn cần chú ý là mỗi mã SKU phải là duy nhất và không được trùng lặp với bất kỳ mã nào khác trong hệ thống của bạn. Điều này đảm bảo tính chính xác và phân loại của từng sản phẩm.
7. Tạo và quản lý mã SKU cùng ứng dụng Sổ Bán Hàng
Khi sử dụng Sổ Bán Hàng để tạo sản phẩm trên cửa hàng online, chủ kinh doanh sẽ phải cung cấp đầy đủ các trường thông tin cần thiết, bao gồm cả nội dung về mã SKU sản phẩm. Đối với sản phẩm đã có sẵn mã vạch, nhà bán hàng có thể sử dụng ứng dụng trên điện thoại để quét mã vạch và hệ thống sẽ tự cập nhật mã sau khi quét một cách nhanh chóng và chính xác. Đối với các sản phẩm không có sẵn mã vạch, nhà bán hàng có thể thực hiện một trong 2 cách sau:
- Tự tạo mã SKU: Nếu muốn phân loại sản phẩm theo ký hiệu riêng để dễ nhớ, bạn có thể tự điền mã SKU cho sản phẩm theo quy ước của mình.
- Ứng dụng tự tạo: Nếu chủ kinh doanh không chủ động điền mã SKU, Sổ Bán Hàng vẫn sẽ cung cấp cho sản phẩm một mã SKU theo quy ước: SP+ thứ tự sản phẩm đăng tải.
SKU là loại mã được tạo ra để phân loại sản phẩm, giúp các công việc quản lý tồn kho và bán hàng được dễ dàng và thuận lợi hơn. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích về cách tạo mã SKU cũng như gợi ý cách đọc mã SKU giúp nhà bán hàng có thể thuận lợi hơn trong các công việc quản lý sản phẩm.