Sàn TMĐT tăng phí, nhà bán oằn mình xoay xở giữa cơn bão chi phí: Đâu là lối thoát?

Chia sẻ bài viết:

Từ 1/4/2025, các sàn TMĐT tại Việt Nam đồng loạt điều chỉnh tăng phí vận hành. Với mỗi đơn hàng, nhà bán hàng không chỉ đối mặt với chi phí quảng cáo, chiết khấu, vận chuyển mà còn phải “gánh thêm” các loại phí mới. Không ít nhà bán hàng buộc phải thông báo tăng giá để duy trì lợi nhuận. Kết quả? Người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thiệt.

Hàng loạt sàn lớn như Shopee và TikTok Shop đồng loạt công bố tăng phí từ 1% đến 10% tùy ngành hàng, đồng thời cắt giảm mạnh các chính sách hỗ trợ người bán.

Bên cạnh việc phải gồng gánh chi phí mới, nhà bán hàng còn đối mặt với các rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành, khiến nhiều người buộc phải điều chỉnh toàn bộ chiến lược kinh doanh – hoặc rời sàn.

Sàn TMĐT đồng loạt tăng phí và siết chính sách hỗ trợ

Theo VTC News, Shopee và TikTok Shop đã chính thức triển khai mức phí sàn mới từ ngày 1/4. Tùy theo ngành hàng và loại hình gian hàng, mức tăng dao động từ 1% đến 10%. Đây được xem là động thái nhằm tối ưu doanh thu vận hành sau nhiều năm các sàn phải “đốt tiền” để giữ thị phần.

Nguồn VTC News

Đáng chú ý, Shopee – sàn chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam – đã xóa bỏ chính sách Freeship Extra, một gói ưu đãi từng giúp nhiều shop nhỏ thu hút khách hàng. Điều này đồng nghĩa người bán giờ đây phải tự chi trả toàn bộ phí vận chuyển, bao gồm cả những đơn hàng bị hoàn trả hoặc giao không thành công.

Cùng lúc đó, các nền tảng có tích hợp thanh toán như sàn TMĐT cũng đã bắt đầu thực hiện khấu trừ, kê khai và nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân kinh doanh. Việc này khiến trách nhiệm tuân thủ thuế trở nên phức tạp hơn, và nhà bán hàng phải tính toán lại giá thành để không bị thua lỗ.

Theo CEO Julyhouse Trần Lâm, chuyên giảng dạy về thương mại điện tử, nói đợt tăng phí là “cú đấm mạnh” vào shop thường. Ông ví dụ mặt hàng tiêu dùng nhanh gánh phí tối thiểu 19,5-21,5%, gồm phí sàn, thuế, đóng gói, chưa kể tiền chạy quảng cáo, giảm giá, voucher, quà tặng. “Cộng thêm chi phí cố định như mặt bằng, nhân sự thì tổng ít nhất 45%-50% giá bán. Nhà bán hàng cá nhân tham gia giờ chỉ chấp nhận lấy công làm lời”, ông nói với VNE.

>> Mời bạn xem thêm: Trọn bộ bí kíp và mẫu content Feedback khách hàng, tăng đơn hiệu quả

Phản ứng từ cộng đồng nhà bán: “Không thể lường trước, chỉ còn cách thích nghi”

Những thay đổi liên tục từ sàn khiến nhiều nhà bán hàng rơi vào trạng thái bị động. Việc phải liên tục cập nhật chính sách, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kiểm soát chất lượng vận hành và cân đối tài chính đang khiến nhóm bán hàng nhỏ lẻ – vốn đã yếu về nguồn lực – trở nên lao đao.

Ảnh minh họa, Nguồn Internet.

Bà Nguyễn Ngọc Hương, nhà sáng lập thương hiệu Rau Má Quảng Thanh và Phó Giám đốc Công ty Thiên Nhiên Việt, chia sẻ:

“Sự thay đổi liên tục như vậy khiến nhà bán hàng như chúng tôi không thể lường trước hết các vấn đề xảy ra. Chiến lược và kế hoạch kinh doanh phải cập nhật để linh hoạt theo những thay đổi của sàn. Các chính sách, quy định mới khiến doanh nghiệp càng phải cẩn thận hơn trong từng khâu, phải tìm ra quy trình làm việc tối ưu nhất với tình hình nhân sự, để tránh vi phạm.”

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Luận, CEO thương hiệu Meet More Coffee, cho rằng chi phí hiện tại để bán được hàng trên sàn đã lên tới 40-50% doanh thu, bao gồm cả chi phí sàn, chi phí vận hành, chiết khấu thanh toán, chương trình khuyến mãi và quảng cáo.

“Đó là thiệt thòi lớn dù doanh nghiệp đang phải trả rất nhiều chi phí cho sàn. Nếu tính tổng các chi phí phải trả để bán hàng hiện đã chiếm khoảng 40-50% từ phí sàn, phí vận hành, phí thanh toán, khuyến mãi… Chưa kể người bán phải tự quảng cáo và tham gia các chương trình khuyến mãi của sàn liên tục diễn ra, nhưng hàng hóa không phải dễ bán, mà phải cạnh tranh khắc nghiệt khi hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng giá rẻ tràn lan” – Ông Luận nhận định.

Xu hướng rút khỏi sàn và thông báo tăng giá: Lựa chọn sinh tồn của nhà bán

Dữ liệu từ Metric cho thấy, năm 2024 có tới 165.000 shop rút khỏi sàn TMĐT, một con số đáng báo động dù tổng doanh thu của các sàn TMĐT lớn vẫn đạt gần 320.000 tỷ đồng, tăng hơn 37% so với năm trước. Điều này phản ánh thực tế rằng, sự tăng trưởng của thị trường không đi kèm với khả năng sinh tồn của từng nhà bán. Năm 2025 được dự đoán là sân chơi của các nhà bán lớn, shop mall, người tự sản xuất, trong khi các chủ kinh doanh nhỏ nhập hàng bán lẻ sẽ gặp nhiều thách thức.

Thực tế hiện nay, không ít nhà bán hàng đã bắt đầu tăng giá sản phẩm trên sàn, dù biết điều đó có thể làm giảm sức mua. Đây là lựa chọn bất đắc dĩ trong bối cảnh chi phí không ngừng tăng, còn lợi nhuận ngày càng teo tóp. Một số khác chọn rút lui khỏi sàn, tập trung xây dựng kênh bán riêng như Facebook, Zalo hoặc Website để có thể kiểm soát toàn bộ quy trình bán hàng và dữ liệu khách hàng.

Theo chia sẻ từ Chị Đ.L., một nhà bán hàng nông sản tại Đồng Nai: “Những năm gần đây, mọi người rủ nhau kinh doanh online vì không tốn phí mặt bằng, nhiều ưu đãi cho cả người bán lẫn người mua. Nhưng giờ sàn tăng phí chồng phí, không dễ để cạnh tranh nữa. Nếu bán giá cao thì không ai mua, nhưng muốn chạy quảng cáo để “chạy đua” theo sàn thì không thể kham nổi và không có lời.”

Minh Tuấn (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chuyên bán đồ điện tử, gia dụng thông minh. Các mặt hàng của anh bán trên Shopee chịu phí 1-4% tùy loại, nay sắp tăng lên 1,5-9,5%. Với TikTok Shop, mức tối đa phải trả là 4%. “Tăng phí là cú sốc với người bán nào phụ thuộc hoàn toàn vào sàn, nhất là với Shopee”, anh cho hay.

Huyền Trân (TP.HCM) thậm chí có ý định nghỉ bán, quay lại làm công ăn lương. Tương tự, Gia Bảo nhớ lại thời điểm 2020 khi mới bán quần áo trên Shopee với phí sàn 2%. Hiện mặt hàng này chịu phí 4% và sẽ vọt lên 10% từ tháng sau. Tổng cộng, một chiếc áo anh bán ra trên sàn này sẽ gánh tối thiểu 16,5% thuế phí, gồm phí sàn, phí thanh toán (5%), thuế (1,5%), chưa tính chi tiêu cho quảng cáo.

Theo anh, với phí sàn 10%, bán thời trang online không còn là màu hồng. “Trong công thức kinh doanh, mặt bằng 7-10% so với doanh thu. Ngày xưa bán qua Shopee để đỡ chi phí này nhưng giờ không còn”, anh nói.

>>Có thể bạn quan tâm: Top 5 web vẽ bằng AI miễn phí giúp nâng cao hiệu quả bán hàng

Lối thoát nào giúp nhà bán hàng lấy lại quyền chủ động?

Trong bối cảnh này, các chuyên gia kinh doanh trực tuyến đưa ra nhiều lời khuyên giúp nhà bán hàng thích nghi và tồn tại:

Thứ nhất, cần đa dạng hóa kênh bán hàng, không phụ thuộc hoàn toàn vào TMĐT. Bán hàng qua mạng xã hội, các nền tảng giao tiếp như Zalo, kết hợp với cửa hàng truyền thống hoặc website riêng là hướng đi bền vững, giúp nhà bán giữ chân khách hàng và xây dựng thương hiệu riêng.

Thứ hai, việc quản lý chi phí chặt chẽ và tối ưu hóa quy trình vận hành là điều bắt buộc. Nhà bán cần kiểm soát hàng tồn kho, chi phí marketing, tỷ lệ hoàn hàng, và năng suất nhân sự để tránh thất thoát chi phí không cần thiết.

Thứ ba, nhà bán cần sở hữu và khai thácdữ liệu khách hàng để gia tăng giá trị vòng đời khách hàng (LTV), thay vì liên tục phải “mua” khách từ sàn qua quảng cáo.

Giải pháp công nghệ: Làm chủ kênh bán, tối ưu vận hành cùng Sổ Bán Hàng

Trong làn sóng rút lui khỏi các sàn TMĐT, xu hướng xây dựng kênh bán hàng riêng đang lên ngôi. Tuy nhiên, để quản lý hiệu quả tất cả kênh bán như Facebook, Zalo, website và cửa hàng offline, các nhà bán hàng không thể thiếu một công cụ quản lý tập trung, đơn giản và thông minh.

Sổ Bán Hàng là giải pháp đang được nhiều chủ kinh doanh lựa chọn nhờ khả năng:

  • Kết nối đồng thời các kênh bán hàng Online và Website, quản lý đơn hàng và hàng tồn kho trên một giao diện duy nhất.
  • Lưu trữ và quản lý tệp khách hàng, theo dõi lịch sử mua hàng, hỗ trợ chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn.
  • Theo dõi doanh thu, dòng tiền và lợi nhuận hàng ngày, giúp chủ shop nắm rõ tình hình kinh doanh mà không cần thuê kế toán.
  • Hỗ trợ in hóa đơn, kết nối với các đơn vị vận chuyển, đồng bộ đơn hàng giúp tiết kiệm thời gian và giảm sai sót trong xử lý đơn.

>>Có thể bạn quan tâm: Thu chi rõ ràng – Công nợ chặt chẽ cùng Sổ Bán Hàng

Thị trường TMĐT Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, nhưng cuộc chơi đã thay đổi. Các sàn chuyển mình từ việc hỗ trợ sang tối ưu hóa lợi nhuận, đồng nghĩa với việc nhà bán phải gánh thêm chi phí và rủi ro.

Làm chủ kênh bán, kiểm soát vận hành, xây dựng tệp khách hàng riêng và tối ưu chi phí là những bước đi cần thiết để doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển bền vững trong giai đoạn nhiều biến động này.

Hành trình phía trước còn nhiều khó khăn – nhưng với sự chuẩn bị đúng đắn và tư duy dài hạn, nhà bán hoàn toàn có thể biến thách thức thành cơ hội.

Muốn sở hữu một trang website bán hàng cho riêng mình hãy liên hệ với chúng tôi:

  • Website: https://sobanhang.com/
  • Hotline: 1900299233

Chia sẻ bài viết: