Doanh thu dưới 200 triệu/ năm có phải đóng thuế không? Giải đáp chi tiết!

Chính sách thuế đang bước vào giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ, với xu hướng siết chặt quản lý và tăng cường minh bạch. Trước làn sóng thay đổi dồn dập, các chủ kinh doanh buộc phải liên tục cập nhật để tuân thủ đúng quy định pháp luật. Đáng chú ý, từ ngày 01/01/2026, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 200 triệu/ năm sẽ không còn “đứng ngoài cuộc” khi chính sách thuế và quy định kê khai có nhiều điều chỉnh đáng kể.
Trong bài viết này, Sổ Bán Hàng sẽ tổng hợp những điểm mới về chính sách Thuế và kê khai đối với hộ kinh doanh sở hữu doanh thu dưới 200 triệu đồng/ năm.
>> Mời bạn xem thêm:
Giải 5 bài toán khó của hộ kinh doanh khi áp dụng luật Thuế mới
Sổ Bán Hàng tự hào đạt giải Ba Giải thưởng Sáng tạo TP.HCM lần thứ 4 – năm 2025
Từ 2026, hộ kinh doanh có doanh thu dưới 200 triệu/ năm có phải nộp thuế không? – Giải thích rõ ràng, dễ hiểu cho chủ kinh doanh
Chính sách thuế đối với hộ và cá nhân kinh doanh đang bước vào giai đoạn thay đổi quan trọng. Từ nay đến năm 2026, nhiều quy định mới sẽ lần lượt được áp dụng, đáng chú ý là những điều chỉnh từ Nghị định 70/2025 và Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi. Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến hộ kinh doanh lớn mà còn tác động trực tiếp tới người bán hàng nhỏ lẻ, kinh doanh tại nhà, bán hàng rong, online hoặc theo thời vụ.
Từ ngày 1/1/2026: Doanh thu dưới 200 triệu/ năm sẽ được miễn thuế GTGT và TNCN
Theo khoản 25 Điều 5 của Luật Thuế GTGT năm 2024, mức doanh thu không chịu thuế được quy định như sau:

Vì vậy, theo chính sách mới, hộ và cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm (tương đương dưới 16,67 triệu đồng/tháng) sẽ được miễn hoàn toàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 01/01/2026. Đây là điểm mới so với quy định hiện hành, khi mức miễn thuế hiện tại chỉ áp dụng cho doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.
Mục tiêu của việc nâng ngưỡng chịu thuế này là nhằm hỗ trợ người kinh doanh nhỏ lẻ, giảm gánh nặng thuế cho các hoạt động buôn bán nhỏ như bán trà đá, đồ ăn vặt, bơm vá xe, quán nước, sạp chợ, bán hàng online ít đơn…
>> Mời bạn xem thêm: Tra cứu hóa đơn thuế online: Tăng minh bạch kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng
Ai cũng được miễn thuế? – Phân biệt rõ từng trường hợp
Một hiểu lầm phổ biến hiện nay trên mạng xã hội là: “Từ 2026, ai bán nhỏ lẻ cũng phải nộp thuế hết”. Điều này không chính xác.
Việc một cá nhân hoặc hộ kinh doanh có phải nộp thuế hay không phụ thuộc vào tổng doanh thu thực tế trong năm, chứ không phụ thuộc vào hình thức kinh doanh to hay nhỏ, cố định hay lưu động.
- Nếu tổng doanh thu dưới 200 triệu/ năm → Không phải nộp thuế GTGT và TNCN, cũng không cần kê khai hay làm thủ tục thuế.
- Nếu doanh thu trên 200 triệu/ năm → Phải nộp thuế theo tỷ lệ ấn định, tùy từng ngành nghề.
Chẳng hạn:
- Anh A mở quán cà phê vỉa hè, doanh thu mỗi tháng 12 triệu → Tổng 144 triệu/năm → Không phải nộp thuế.
- Chị B bán quần áo online, doanh thu trung bình 20 triệu/tháng → Tổng 240 triệu/năm → Phải nộp thuế theo tỷ lệ ngành hàng (ví dụ: GTGT 1%, TNCN 0.5%).

>> Mời bạn xem thêm: Mẫu hóa đơn điện tử ngành bán lẻ: Đơn giản – chính xác – chuẩn Thuế
Từ 2026: Hết thuế khoán, hộ kinh doanh bắt buộc kê khai theo doanh thu thực tế
Từ nay đến hết năm 2025, nhóm cá nhân và hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đến dưới 1 tỷ đồng/năm vẫn tiếp tục áp dụng cách tính thuế khoán – tức là nộp thuế theo mức cố định do cơ quan thuế ấn định, dựa trên ngành nghề và địa bàn kinh doanh.
Tuy nhiên, Cục Thuế đang khuyến khích những người thuộc nhóm này chủ động chuyển sang hình thức kê khai thuế theo doanh thu thực tế, nhằm chuẩn bị cho một thay đổi lớn sẽ diễn ra từ năm sau.
Cụ thể, bắt đầu từ ngày 1/1/2026, phương pháp tính thuế khoán sẽ chính thức bị xóa bỏ. Thay vào đó, tất cả hộ và cá nhân kinh doanh có doanh thu thực tế trên 200 triệu đồng/năm đều phải kê khai doanh thu và tự tính thuế phải nộp.
Điều này đồng nghĩa: dù là quán ăn, tạp hóa, bán hàng online hay dịch vụ cá nhân, chỉ cần doanh thu vượt 200 triệu/năm là phải:
- Theo dõi và ghi lại đầy đủ số tiền bán hàng mỗi ngày;
- Có thể cần lập sổ sách đơn giản, hoặc dùng phần mềm quản lý doanh thu;
- Nộp thuế dựa trên số liệu thực tế, không còn “đóng theo khoán” như trước.

>> Mời bạn xem thêm: Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế chuẩn Thông tư 32: Chủ kinh doanh cần biết!
Tăng ngưỡng chịu thuế lên 200 triệu: “Lá chắn” cho chủ kinh doanh nhỏ lẻ
1. Giảm áp lực thuế cho người buôn bán nhỏ
Việc nâng ngưỡng chịu thuế lên 200 triệu đồng/năm giúp nhiều hộ kinh doanh nhỏ, buôn bán vỉa hè, online ít đơn… được miễn thuế hoàn toàn. Đây là vùng an toàn thiết thực, giảm áp lực tài chính trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.
2. Tạo điều kiện cho người mới bắt đầu kinh doanh
Chính sách mới mở ra cơ hội cho những cá nhân muốn thử kinh doanh một cách nghiêm túc nhưng chưa đủ lớn. Ví dụ:
- Người mới nghỉ việc muốn bán hàng online thử nghiệm.
- Sinh viên, người nội trợ kiếm thêm bằng hình thức bán hàng tự sản xuất.
- Các tiệm nhỏ mở thử mô hình ăn uống, đồ thủ công handmade tại nhà.
Việc được miễn thuế trong giai đoạn đầu sẽ giúp chủ kinh doanh dễ thở hơn về vốn, đồng thời khuyến khích hoạt động kinh doanh hợp pháp, khai báo minh bạch mà không sợ gánh nặng thuế quá sớm.
3. Hạn chế tình trạng bị “vướng thuế” vì không hiểu rõ quy định
Trong quá khứ, không ít trường hợp buôn bán nhỏ nhưng vẫn bị truy thu thuế do không biết mình đã vượt ngưỡng 100 triệu/năm. Chủ kinh doanh không ghi chép doanh thu, không tính toán kỹ, đến khi bị cơ quan thuế kiểm tra mới “ngã ngửa” vì phải nộp thuế và chịu phạt.
Nâng ngưỡng lên 200 triệu/năm giúp tạo một vùng an toàn rõ ràng hơn, giảm rủi ro cho người dân kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, để được miễn thuế, cá nhân vẫn nên tự theo dõi doanh thu, lưu lại đơn hàng, hoặc ghi sổ tay đơn giản để chứng minh với cơ quan chức năng khi cần.
>> Mời bạn xem thêm: Giá máy tính tiền in hóa đơn: 5 lựa chọn tốt nhất cho cửa hàng 2025
Từ năm 2026, chính sách thuế sẽ được định hướng theo doanh thu
Theo dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, từ năm 2026, hộ và cá nhân kinh doanh sẽ được phân loại theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý phù hợp. Trong đó, bao gồm:
- Nhóm 1: Hộ có doanh thu dưới 200 triệu/ năm – không thuộc diện chịu thuế.
- Nhóm 2: ngưỡng chịu thuế dưới 1 tỷ đồng/năm.
- Nhóm 3, doanh thu từ 1-3 tỷ đồng/năm (với lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng) và 1-10 tỷ đồng/năm (với lĩnh vực thương mại, dịch vụ).
- Nhóm 4 là trên 10 tỷ đồng/năm.
Tuy không phải kê khai hay nộp thuế định kỳ, nhưng các hộ thuộc có doanh thu dưới 200 triệu vẫn cần ghi chép thu – chi cơ bản theo mẫu quy định của Bộ Tài chính (dự kiến hỗ trợ qua phần mềm miễn phí). Việc này nhằm đảm bảo có thể chứng minh doanh thu thực tế khi cơ quan thuế yêu cầu đối chiếu hoặc kiểm tra.
Ngoài ra, dù không bắt buộc, hộ kinh doanh nhóm 1 được khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử nhằm tăng tính minh bạch, dễ quản lý và thuận tiện nếu doanh thu có xu hướng tăng trong tương lai.
>> Mời bạn xem thêm: Giá máy in hóa đơn tính tiền: Top 7 lựa chọn phổ biến 2025
Hộ kinh doanh cần chuẩn bị gì từ bây giờ?
1. Theo dõi doanh thu thường xuyên và sát sao
Ngay từ bây giờ, hộ kinh doanh nên chủ động theo dõi tổng doanh thu từng tháng để biết mình đang ở đâu so với ngưỡng 200 triệu đồng/năm. Việc này giúp chủ kinh doanh tránh bị “vượt ngưỡng” mà không hay biết, từ đó bất ngờ rơi vào diện phải kê khai và nộp thuế mà chưa chuẩn bị gì.
2. Ghi chép sổ sách đơn giản: bán được gì, chi ra bao nhiêu
Dù chưa phải nộp thuế, chủ kinh doanh vẫn nên ghi lại các khoản thu – chi hàng ngày. Một quyển sổ tay, file Excel, hoặc mẫu ghi chép theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đều có thể sử dụng. Việc này không chỉ để theo dõi nội bộ, mà còn là căn cứ chứng minh doanh thu thực tế khi cơ quan thuế kiểm tra.
3. Cân nhắc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Nếu chủ kinh doanh có nhiều giao dịch hoặc doanh thu ngày càng tăng, nên thử dùng các phần mềm bán hàng miễn phí hoặc giá rẻ để tự động theo dõi đơn hàng, tổng kết doanh thu cuối tháng. Một số phần mềm còn có chức năng xuất báo cáo, lưu trữ hóa đơn, rất tiện khi cần kê khai hoặc đối chiếu.
4. Chủ động tìm hiểu hoặc hỏi tư vấn về chính sách thuế
Đừng đợi đến khi “vướng chuyện” mới tìm hiểu. Hãy dành thời gian tìm hiểu chính sách thuế cơ bản dành cho hộ kinh doanh hoặc hỏi trực tiếp cán bộ thuế tại địa phương. Việc này giúp bạn nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, tránh bị xử phạt hoặc truy thu do vô tình sai sót.

>> Mời bạn xem thêm: Thông tư 32/2025/TT-BTC là gì? Tổng hợp những điểm mới về hóa đơn điện tử
Sổ Bán Hàng – Giải pháp xuất hóa đơn điện tử chuẩn Thuế cho chủ kinh doanh
Sổ Bán Hàng phối hợp cùng các đối tác cung cấp hóa đơn điện tử uy tín như: FPT, M-Invoice, VNPT, Hilo mang đến cho chủ doanh nghiệp nhiều tiện ích, đảm bảo thực hiện đúng quy định mới về thuế theo Nghị định 70, áp dụng vào 06/2025.
Sổ Bán Hàng giúp xuất, lưu trữ và quản lý HĐĐT nhanh chóng, dễ dàng, chính xác và bảo mật, rất dễ cài đặt và sử dụng, không cần đầu tư thêm thiết bị cồng kềnh, xuất HĐĐT ngay trên chiếc điện thoại.
- Kết nối và khởi tạo với Hoá đơn điện tử (HĐĐT) và Chữ ký số (CKS) hợp lệ
- Xuất hóa đơn điện tử (HĐĐT) trên Máy tính tiền
- Quản lý toàn bộ hóa đơn điện tử
- Thiết lập báo cáo thuế cơ bản đối với Nhóm đóng thuế khoán
- Cài đặt điều kiện để hóa đơn tự động phát hành theo nhu cầu

Ưu đãi đặc biệt cho chủ doanh nghiệp khi sử dụng Sổ Bán Hàng. Chỉ cần đăng ký gói dịch vụ từ 1 năm trở lên, chủ kinh doanh sẽ nhận ngay bộ quà tặng cực kỳ giá trị:
🎁 Miễn 100% phí khởi tạo hóa đơn điện tử – tiết kiệm ngay 1.100.000đ
🎁 Giảm 50% phí chữ ký số
🎁 Tặng thêm 1.000 hóa đơn điện tử miễn phí để bắt đầu kinh doanh dễ dàng hơn
🎁 Nhận giá ưu đãi lên tới 50% khi mua thêm HĐĐT
>> Mời bạn xem thêm: Sổ Bán Hàng E-Invoice: Giải pháp xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền trên điện thoại dành cho hộ kinh doanh
Từ năm 2026, ngưỡng doanh thu 200 triệu vẫn là cột mốc quan trọng, nhưng việc miễn thuế không còn đồng nghĩa với được “bỏ quên”. Hộ kinh doanh nhỏ cần chủ động cập nhật chính sách, ghi chép minh bạch và hiểu rõ mình đang thuộc nhóm nào để tránh rủi ro pháp lý và bị truy thu thuế bất ngờ.
>> Mời bạn xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu hóa đơn FPT nhanh chóng và đơn giản
Giá máy tính tiền quán cafe mới nhất 2025 – So sánh 5 dòng hot hit hiện nay
Giấy cuộn máy tính tiền: Cách chọn đúng loại và giá tốt 2025