Cách nhập hàng Hàn Quốc về Việt Nam cực chi tiết
Phong cách Hàn Quốc đang dần trở thành xu hướng của giới trẻ hiện nay với những món thời trang thời thượng, trẻ trung. Đặc biệt, làn sóng Hallyu cũng ảnh hưởng không hề nhỏ khi rất nhiều bạn trẻ order các mặt hàng liên quan đến idol của họ như: Album, Goods, photobook,… Chính vì vậy, việc nhập hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam luôn là vấn đề được quan tâm không chỉ các nhà bán hàng mà ngay cả những người không buôn bán. Vậy có những cách nhập hàng Hàn Quốc về Việt Nam nào phổ biến? Hãy để Sổ Bán Hàng chỉ ra cho bạn 6 cách nhập hàng sỉ Hàn Quốc cực chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao nên kinh doanh hàng Hàn Quốc
Có rất nhiều lý do tại sao nhiều nhà bán hàng quyết định lựa chọn kinh doanh mặt hàng nhập từ Hàn Quốc chứ không phải từ nước khác. Sổ Bán Hàng sẽ chỉ ra một số lý do thuyết phục các chủ kinh doanh như sau:
Giá cả vừa phải: Các mặt hàng tại Hàn Quốc không phải quá rẻ như nhập hàng từ Taobao nhưng chất lượng thì không phải bàn cãi. Tuy nhiên, giá thành không hề mắc như nhiều người nghĩ, ngay cả những người có thu nhập trung bình cũng đủ khả năng sắm cho mình đồ Hàn mà không cần phải đắn đo.
Nhu cầu sử dụng cao: Ngày nay, trong bất kỳ gia đình Việt nào cũng sẽ xuất hiện một số món đồ đến từ Hàn Quốc. Trong tâm trí người dùng tại Việt Nam, sản phẩm Hàn Quốc luôn có sự uy tín nhất định và họ hoàn toàn tin tưởng về chất lượng khi sử dụng. Điều này chứng minh rằng, nhu cầu tìm kiếm và sử dụng hàng Hàn Quốc là vô cùng lớn tại nước ta.
Lợi nhuận cao: Nhu cầu sử dụng hàng Hàn Quốc ngày càng cao dẫn đến tiềm năng về lợi nhuận vô cùng lớn.
Đảm bảo về chất lượng: Ngoài việc có “vẻ ngoài đẹp mắt”, sản phẩm từ Hàn Quốc cũng có chất lượng miễn bàn. Hầu hết những người đã từng sử dụng qua hàng Hàn Quốc cũng đều phải công nhận về điều này.
Mẫu mã đẹp mắt: Hàng hóa đến từ Hàn Quốc luôn có mẫu mã cực kỳ bắt mắt và thu hút người tiêu dùng.
>>Mời bạn xem thêm: Bỏ túi 15+ mô hình kinh doanh phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay
Tại sao nên kinh doanh hàng hóa Hàn Quốc
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn nhập sỉ hàng Taobao về Việt Nam chi tiết và đơn giản
2. Các mặt hàng Hàn Quốc phổ biến
Thời trang: Các loại quần áo, giày dép, phụ kiện,… của Hàn Quốc thường xuyên trở thành xu hướng thời trạng ngày nay, đặc biệt ảnh hưởng đối với giới trẻ. Với phong cách trẻ trung, năng động và mẫu mã đẹp mắt, việc kinh doanh thời trang Hàn Quốc là quyết định sáng suốt cho các nhà bán hàng.
Linh kiện điện tử, đồ gia dụng: Hàn Quốc chính là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực công nghệ, điện tử tại Châu Á. Vậy nên, các thiết bị điện tử và đồ gia dụng của Hàn Quốc luôn có chất lượng đảm bảo và cập nhật xu hướng một cách nhanh chóng.
Mỹ phẩm: Hàn Quốc được mệnh danh là “Thiên đường của mỹ phẩm”, người dân nơi đây luôn chú trọng đến làn da và sắc đẹp, vì vậy mà mỹ phẩm luôn được kiểm duyệt và lựa chọn khắc khe nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối. Điều này tạo nên sự uy tín vững chắc trong mắt người tiêu dùng, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi kinh doanh mặt hàng này.
Thực phẩm chức năng: Nổi tiếng là xứ sở của nhân sâm, một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Điều này đã tạo tiền đề cho sự phát triển về ngành hàng thực phẩm chức năng cực kỳ lớn. Trong tâm trí người tiêu dùng Việt, các loại sản phẩm về sức khỏe cuả Hàn Quốc luôn có một chỗ đừng nhất định và được săn đón nồng nhiệt.
Đồ thần tượng: Sức ảnh hưởng từ phim ảnh, ca nhạc của làn sóng Hallyu cực kỳ bùng nổ. Nhu cầu mua các loại hàng hóa từ: Album, goods, photobook,… của thần tượng rất lớn, đặc biệt đối với giới trẻ. Đây là ngành hàng tiềm năng cho bất kỳ chủ shop nào muốn kinh doanh hàng Hàn Quốc.
Các mặt hàng Hàn Quốc phổ biến
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Hốt bạc nhờ kinh doanh đồ ăn vặt nội địa Trung
3. 6 cách nhập hàng Hàn Quốc về Việt Nam cực chi tiết
3.1 Nhập hàng theo dạng xách tay
Nếu bạn có người thân hay bạn bè đang sinh sống tại Hàn Quốc, bạn có thể nhờ họ mua hàng chính hãng trực tiếp tại shop rồi ký gửi về dưới dạng hành lý xách tay. Đây là hình thức nhập hàng nhanh chóng, uy tín và tương đối phổ biến đối với những người kinh doanh có số vốn ít.
Ưu điểm của việc nhập hàng theo dạng xách tay:
- Chi phí bỏ ra ban đầu tương đối thấp vì không bị đặt nặng về phí vận chuyển
- Có thể yên tâm về nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm
- Vận chuyển theo hình thức xách tay sẽ có không mất quá nhiều thời gian
Nhược điểm của việc nhập hàng theo dạng xách tay:
- Chỉ phù hợp với các chủ kinh doanh nhỏ, có số vốn ít, quy mô kinh doanh không lớn
- Số lượng hàng hóa mỗi lần nhập về tương đối ít
- Người thân, bạn bè vẫn có khả năng cao mua phải hàng không chính hãng do thiếu kinh nghiệm
Nhập hàng theo dạng xách tay
Nguồn: Internet
3.2 Đi đánh hàng trực tiếp từ Hàn Quốc về Việt Nam
Một cách nhập hàng nhanh chóng, đảm bảo nguồn hàng và mẫu mã đúng mong muốn chính là các chủ kinh doanh tự đi đánh hàng trực tiếp từ Hàn Quốc và Việt Nam. Đối với hình thức này, bạn có thể tận tay kiểm tra hàng hóa và thương lượng giá cả với các nhà cung cấp.
Ưu điểm của việc đi đánh hàng trực tiếp từ Hàn Quốc về Việt Nam:
- Tự tay kiểm tra hàng hóa, kiểm soát nguồn hàng, chất lượng và mẫu mã
- Thương lượng giá cả đề mua về với mức giá phù hợp
- Có thể nhập đa dạng hàng hóa, nhập với số lượng lớn
Nhược điểm của việc đi đánh hàng trực tiếp từ Hàn Quốc về Việt Nam:
- Tốn kém nhiều chi phí: Vé máy bay, tiền ngủ nghỉ, ăn ở, di chuyển, tiền vận chuyền về,….
- Yêu cầu vốn liếng tiếng Hàn, tiếng Anh ở mức có thể giao tiếp được
- Thủ tục rườm rà, quy củ về thời gian
- Các vấn đề về tiền tệ tương đối phức tạp
Đối với các chủ kinh doanh lần đầu nhập hàng từ nước ngoài, Sổ Bán Hàng không khuyến khích thực hiện theo hình thức này. Vì kinh nghiệm trong giấy tờ, thủ tục, quy trình nhập hàng không nhiều, khả năng xảy ra rủi ro khá cao.
>>Có thể bạn quan tâm: Bỏ túi 3 cách nhập hàng Quảng Châu Trung Quốc
Đi đánh hàng trực tiếp từ Hàn Quốc về Việt Nam
Nguồn: Internet
3.3 Nhập hàng từ các thương hiệu chính hãng
Các chủ kinh doanh có thể đăng ký trực tiếp với các thương hiệu tại Hàn Quốc để trở thành đại lý độc quyền cho chính hãng này tại Việt Nam. Đây là hình thức kinh doanh tương đối phù hợp cho các nhà bán hàng có số vốn lớn, có khả năng nghiên cứu thị trường và hiểu rõ sản phẩm của thương hiệu dự định ký kết
Ưu điểm của việc nhập hàng từ các thương hiệu chính hãng:
- Nhập hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng và nguồn gốc
- Không mất thời gian nhập hàng từ xa, tìm tỏi sản phẩm
- Có thể thương lượng giá cả, chiết khấu nhận được
Nhược điểm của việc nhập hàng từ các thương hiệu chính hãng:
- Phải có sẵn cửa hàng và các khách hàng tiềm năng
- Cần số vốn lớn mới có thể nhập hàng về được
- Thời gian đợi nhà cung cấp vận chuyển khá lâu
- Bạn không trong tư thế chủ động về hàng hóa
Nhập hàng từ các thương hiệu chính hãng
Nguồn: Internet
3.4 Nhập hàng từ các chợ đầu mối, chỗ buôn sỉ
Nếu bạn có số vốn ít và quy mô cửa hàng cũng không quá lớn thì hình thức nhập hàng từ các chợ đầu mối và chỗ buôn sỉ chính là phương pháp lý tưởng dành cho bạn. Đối với cách này, bạn vừa không phải bay đến Hàn Quốc xa xôi để kiểm hàng vừa có thể chủ động nguồn hàng một cách hiệu quả.
Ưu điểm của việc nhập hàng từ các chợ đầu mối, chỗ buôn sỉ:
- Không phải mất chi phí bay tận sang Hàn mới có thể xem xét hàng hóa tận tay
- Có thể thương lượng giá cả với nhà cung cấp dễ dàng
- Không mất quá nhiều vốn để nhập hàng
Nhược điểm của việc nhập hàng từ các chợ đầu mối, chỗ buôn sỉ:
- Đương nhiên sẽ không thể nhập hàng với giá gốc sỉ
- Mẫu mã không đa dạng như nhập hàng chính thức
- Tuy không phải đi đến Hàn nhưng vẫn mất chi phí vận chuyển hàng từ nhà cung cấp về cửa hàng
Nhập hàng từ các chợ đầu mối, chỗ buôn sỉ
Nguồn: Internet
3.5 Nhập hàng bằng hình thức order trên sàn thương mại điện tử
Đây là hình thức nhập hàng không phải phụ thuộc quá nhiều vào bên trung gian nào, bạn hoàn toàn có thể chủ động về nguồn hàng của mình. Đặc biệt, Hàn Quốc là một đất nước rất mạnh về công nghệ và internet, bạn có thể dễ dàng thao tác trên các sàn thương mại điện tử chỉ trong 1 cái click chuột.
Ưu điểm của việc nhập hàng bằng hình thức order trên sàn TMĐT:
- Chủ động về nguồn hàng được nhập
- Có thể nhập hàng với số lượng lớn
- Không mất quá nhiều thời gian vận chuyển hàng hóa
- Hàng hóa đa dạng mẫu mã, phân loại
- Không tốn nhiều chi phí đi lại, chỉ cần một thiết bị điện tử có kết nối internet
Nhược điểm của việc nhập hàng bằng hình thức order trên sàn TMĐT:
- Cần có vốn liếng tiếng Hàn/ Anh để việc đặt hàng được dễ dàng hơn
- Yêu cầu các phương thức thanh toán quốc tế
- Khó khăn trong việc tìm đơn vị vận chuyển về Việt Nam
Một số sàn thương mại điện tử bạn có thể tham khảo:
- Coupang: https://coupang.com
- Gmarket: https://gmarket.co.kr
- 11Street: https://11st.co.kr
- Auction: http://www.auction.co.kr
- Naver: https://shopping.naver.com
Nhập hàng bằng hình thức order trên sàn thương mại điện tử
Nguồn: Internet
3.6 Nhập hàng thông qua bên trung gian
Nếu bạn muốn nhập hàng hóa theo như ý muốn của mình nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Bạn muốn hàng hóa phải đảm bảo chất lượng nhưng ngại đi tận sang Hàn hay không rành về công nghệ để tự order. Hình thức nhập hàng qua trung gian chính là phương pháp lý tưởng dành cho bạn trong trường hợp này.
Ưu điểm của việc nhập hàng thông qua bên trung gian:
- Có thể chủ động nhập hàng vào bất cứ lúc nào
- Không cần phải đi sang tận Hàn hay các chợ đầu mối để nhập hàng
- Không cần phải biết tiếng mà vẫn có thể nhập hàng
- Các bên trung gian sẽ hỗ trợ vận chuyển hàng hóa về Việt Nam
- Hỗ trợ thương lượng giá cả với nhà cung cấp để cho ra mức giá phù hợp
Nhược điểm của việc nhập hàng thông qua bên trung gian:
- Mất khoản phí cho bên trung gian
- Có khả năng mua phải hàng không đảm bảo chất lượng, hàng giả
- Thời gian vận chuyển khá lâu
Nhập hàng thông qua bên trung gian
Nguồn: Internet
>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết thu tiền hàng về nhanh, hạn chế nợ xấu nợ dai khó đòi!
>> Mời bạn xem thêm: Bí quyết kinh doanh cửa hàng hoa tươi hiệu quả
Với 6 cách nhập hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam trên đây, giúp các chủ kinh doanh có được cái nhìn tổng quát về quy trình nhập hàng. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn, những người đam mê kinh doanh đang có dự định lấy nguồn hàng từ Hàn Quốc về để buôn bán.