Cách tạo ra một chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn

Chia sẻ bài viết:

Các chiến dịch marketing chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Một chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp sẽ góp phần làm tăng nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, thu hút thêm nhiều khách hàng, từ đó gia tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận khủng. Vậy làm cách nào để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả? Cùng Sổ Bán Hàng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

>>Mời bạn xem thêm: Sổ Bán Hàng 3.0: Giao diện đẹp mắt – Tính năng mạnh mẽ – Hiệu suất bán hàng vượt trội!

1. Thế nào là chiến lược Marketing?

Chiến lược Marketing (Marketing Campaign) là kế hoạch chi tiết và tổng thể được thiết lập để định hình cách mà một doanh nghiệp hoặc tổ chức sẽ tiếp cận thị trường, tạo dựng thương hiệu và thu hút sự quan tâm của khách hàng, từ đó đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.  Các hoạt động quảng bá trong chiến lược Marketing thường được thực hiện thông qua các phương tiện khác nhau như: Truyền hình, đài phát thanh, báo giấy, trang tin điện tử, mạng xã hội,…

Chiến lược Marketing bao gồm các công việc như: Xác định mục tiêu, đối tượng khách hàng, phân tích thị trường, lựa chọn các kênh tiếp thị, xây dựng nội dung, đặt ra kế hoạch thực hiện, đo lường hiệu suất và điều chỉnh theo thời gian. 

Các chiến lược Marketing thường sẽ được thiết lập theo mục tiêu khác nhau, cụ thể như: Quảng bá sản phẩm, thúc đẩy doanh số bán hàng, nâng cao nhận diện thương hiệu, xử lý khủng hoảng truyền thông,…. 

Hình: Thế nào là chiến lược Marketing?
Nguồn: Internet
Thế nào là chiến lược Marketing?
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược kinh doanh online thu lợi nhuận siêu tốt bạn cần biết

2. Tầm quan trọng của chiến lược Marketing cho doanh nghiệp

Chiến lược marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Sau đây là một số vai trò của chiến lược marketing đến doanh nghiệp:

2.1 Xác định hướng đi rõ ràng

Một trong những tầm quan trọng hàng đầu của chiến lược marketing là khả năng xác định hướng đi, mục tiêu, đối tượng khách hàng tiềm năng và cách để tiếp cận thị trường một cách cụ thể. Điều này giúp tập trung nguồn lực và nỗ lực vào những mục tiêu quan trọng nhất, tránh lãng phí tài nguyên vào những hoạt động không cần thiết.

2.2 Xây dựng thương hiệu

Chiến lược marketing còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Nó không chỉ là việc tạo logo và slogan, mà còn là quá trình tạo dựng một hình ảnh đẹp, tạo niềm tin và gắn kết với khách hàng. Một thương hiệu mạnh mẽ sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật trong đám đông cạnh tranh, thu hút sự chú ý và tạo dựng lòng tin của khách hàng.

2.3 Tương tác khách hàng

Chiến lược marketing cũng liên quan mật thiết đến việc tương tác với khách hàng. Thông qua việc sử dụng các kênh tiếp thị thích hợp như mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, email marketing và nhiều hình thức khác, doanh nghiệp có thể tạo sự gắn kết và thúc đẩy mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Điều này không chỉ giúp duy trì sự trung thành của khách hàng hiện tại mà còn tạo cơ hội thu hút khách hàng mới.

2.4 Nâng cao doanh thu bán hàng

Chiến dịch Marketing thành công sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng, từ đó doanh thu bán hàng sẽ ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, nếu khách hàng hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng quay trở lại sử dụng và giới thiệu cho nhiều bạn bè, người thân cùng sử dụng. Ngoài ra, chiến lược marketing còn có khả năng định hình cách mở rộng thị trường, tạo cơ hội kinh doanh mới và tạo ra các dự án phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ.

Hình: Tầm quan trọng của chiến lược Marketing cho doanh nghiệp
Nguồn: Internet
Tầm quan trọng của chiến lược Marketing cho doanh nghiệp
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Promotion là gì? Các yếu tố tạo nên chiến lược promotion thành công

3. Các bước để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

3.1 Phân tích và đánh giá thực trạng doanh nghiệp

Phân tích và đánh giá thực trạng của một doanh nghiệp thông thường sẽ dựa theo SWOT – mô hình phân tích kinh doanh nổi tiếng. Mô hình SWOT là viết tắt của 4 yếu tố sau:

S – Strengths: Thế mạnh

W – Weaknesses: Điểm yếu

O – Opportunities: Cơ hội

T – Threats: Thách thức

Thông qua đánh giá theo mô hình SWOT giúp doanh nghiệp nhận thấy được điểm mạnh và điểm hạn chế của mình ở đâu so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội có thể xuất phát từ thay đổi thị trường, xu hướng mới, hoặc sự tăng trưởng cũng như những biến động trong ngành. Phân tích SWOT giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bản chất và vị thế của mình trong môi trường kinh doanh, từ đó đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Hình: Phân tích và đánh giá thực trạng doanh nghiệp
Nguồn: Internet
Phân tích và đánh giá thực trạng doanh nghiệp
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Bỏ túi 15+ mô hình kinh doanh phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay

3.2 Xác định phân khúc khách hàng

Xác định phân khúc khách hàng là quá trình quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Điều này đảm bảo rằng các hoạt động tiếp thị được tập trung vào đúng đối tượng mục tiêu có khả năng tương tác và mua sắm sản phẩm cao nhất. 

Quá trình này bắt đầu bằng việc tìm hiểu và phân tích thị trường để xác định các nhóm khách hàng có nhu cầu, sở thích và các đặc điểm tương tự. Sau đó, doanh nghiệp phân loại các đặc trưng đó thành các phân khúc khách hàng cụ thể dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, sở thích, thu nhập, vị trí địa lý và hành vi mua sắm.

Việc xác định phân khúc khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và thái độ của từng nhóm khách hàng. Qua đó, doanh nghiệp có thể tạo ra thông điệp và chiến dịch tiếp thị phù hợp hơn, tạo ra sự kết nối tốt hơn với khách hàng và tối ưu hóa hiệu suất tiếp thị.

Hình: Xác định phân khúc khách hàng
Nguồn: Internet
Xác định phân khúc khách hàng
Nguồn: Internet

>> Có thể bạn quan tâm: Doanh nghiệp nên phân loại khách hàng thế nào để việc chăm sóc được hiệu quả

3.3 Xác định mục tiêu Marketing theo mô hình S.M.A.R.T

S.M.A.R.T Goals chính là nguyên tắc để cấu thành nên mục tiêu kinh doanh, dựa trên 5 yếu tố chính bao gồm: 

S – Specific (Tính cụ thể): Mục tiêu đưa ra phải rõ ràng và xác định một kết quả cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được.

M – Measurable (Đo lường): Mục tiêu cần có khả năng đo lường để kiểm tra tiến độ và đánh giá kết quả. Doanh nghiệp cần sử dụng số liệu cụ thể như doanh số, số lượng khách hàng, tương tác trên mạng xã hội,… để định rõ mức độ đạt được.

A –  Achievable (Khả năng thực hiện): Mục tiêu cần phải có tính khả thi với tài nguyên, nhân lực và nguồn vốn hiện có. Không nên đặt mục tiêu quá cao hoặc không thể thực hiện được.

R – Relevant (Tính liên quan): Mục tiêu cần phải liên quan trực tiếp đến chiến lược chung của doanh nghiệp và hướng đến việc đạt được mục tiêu kinh doanh chung. Không nên đặt mục tiêu không liên quan hoặc mâu thuẫn với mục tiêu tổng thể.

T – Time bound (Thời hạn): Mục tiêu cần phải có thời hạn cụ thể để đảm bảo công việc được diễn ra theo đúng tiến độ và theo một lộ trình rõ ràng.

Hình: Xác định mục tiêu Marketing theo mô hình S.M.A.R.T
Nguồn: Internet
Xác định mục tiêu Marketing theo mô hình S.M.A.R.T
Nguồn: Internet

3.4 Lựa chọn kênh truyền thông và phân bổ ngân sách

Sau khi đã đặt ra mục, bước tiếp theo chính là bắt đầu thực hiện hóa chúng. Lúc này, doanh nghiệp cần đưa ra lựa chọn kênh truyền thông dựa trên tình hình thực tế và phân bổ ngân sách phù hợp theo từng kênh.

Các kênh Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
  • Quảng cáo trên mỗi lần click (Pay-Per-Click Advertising)
  • Email Marketing
  • SMS Marketing
  • Social Media Marketing
Hình: Lựa chọn kênh truyền thông và phân bổ ngân sách
Nguồn: Internet
Lựa chọn kênh truyền thông và phân bổ ngân sách
Nguồn: Internet

3.5 Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Đây là bước cực kỳ quan trọng khi doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược Marketing lớn tổng hợp từ nhiều chiến lược Marketing nhỏ theo từng kênh. Doanh nghiệp cần đảm bảo việc kiểm soát các chiến lược này theo đúng lộ trình và mục tiêu đã đặt ra.

Bạn có thể cân nhắc đến chiến lược Marketing Mix (4P’s) như sau:

  • Chiến lược sản phẩm: Đưa ra các điểm nổi bật của sản phẩm 
  • Chiến lược giá cả: Định giá sản phẩm phù hợp dựa trên mục tiêu và giá trị của sản phẩm
  • Chiến lược phân phối: Triển khai các kênh phân phối, kênh trung gian, khâu vận chuyển,… thật tỉ mỉ
  • Chiến lược quảng bá: Lên kế hoạch truyền thông, xúc tiến bán hàng, tiếp thị hiệu quả trên các kênh nhằm đạt mục tiêu đề ra.

>>Mời bạn xem thêm: Bỏ túi 45+ mẫu tin nhắn đòi nợ khéo léo và tinh tế

Hình: Xây dựng chiến lược Marketing của doanh nghiệp
Nguồn: Internet
Xây dựng chiến lược Marketing của doanh nghiệp
Nguồn: Internet

4. Chiến lược Marketing thành công của các doanh nghiệp lớn

4.1 Heinz – Pass The Heinz

Hình: Chiến dịch "Pass the Heinz"
Nguồn: Internet
Chiến dịch “Pass the Heinz”
Nguồn: Internet

Bối cảnh: Vào năm 2017, Heinz bước vào năm hoạt động thứ 148 với độ nhận diện thương hiệu luôn đứng đầu trong lĩnh vực tương cà trên thị trường. Tuy nhiên, Heinz nhận thấy sự “truyền thống” và không một chút phá cách của mình  so với các đối thủ cạnh tranh khác. Chính vì vậy, Heinz đã quyết định thay đổi cách truyền thông của mình, từ đó chiến lược “Pass The Heinz” ra đời.

Mục tiêu: 

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu thông qua việc lồng ghép thương hiệu vào các thảo luận mang tính văn hóa đại chúng
  • Nhấn mạnh biểu tượng hàng đầu của thương hiệu khi nhắc đến tương cà trên thị trường

Insight: Không xác định nhóm đối tượng cụ thể

Chiến lược: Heinz nhận thấy ngành gia vị nói chung hay sản phẩm tương cà nói riêng không có quá nhiều cơ hội trở thành “điểm sáng” trong các sản phẩm quảng cáo. Dù ngay trong chính quảng cáo tương cà, các món ăn sẽ chiếm phần lớn trên ấn phẩm và thường được tập trung sự chú ý hơn. 

Với mong muốn dồn sự chú ý vào đúng sản phẩm tương cà, Heinz đã phối hợp cùng với  series Mad Men – một series phim truyền hình thực tế nổi tiếng của Mỹ. Cụ thể, trong 4 season 6 đã tái hiện môi trường làm việc của các agency quảng cáo đang họp để lên kế hoạch quảng bá cho thương hiệu tương cà Heinz. 

Ý tưởng: Nhân vật Don Draper đã trình bày ý tưởng qua 3 bức hình (khoai tây, hamburgers, beefsteak) và 1 câu nói: “Pass the Heinz” tạm dịch “hãy đưa cho tôi Heinz”. Chỉ với 1 câu nói và không hình ảnh sản phẩm cũng khiến tất cả mọi người nhận ra Heinz đang nói ở đây chính là “ chai tương cà Heinz”. Ý tưởng này đã tạo nên hiệu quả phù hợp với mục tiêu đã đặt ra là nhấn mạnh tính biểu tượng của một thương hiệu 148 tuổi.

Print Ads: “Một bức ảnh gọn gàng, đơn giản và trống vắng một cách khó chịu”, khiến nhiều người phải thốt lên “đưa ngay cho tôi chai tương cà Heinz”.

>>Mời bạn xem thêm: 14 cách đặt tên shop quần áo hay và thu hút khách hàng

Hình: Những miếng khoai tây thiếu đi "sức sống"
Nguồn: Internet
Những miếng khoai tây thiếu đi “sức sống”
Nguồn: Internet

Kết quả ghi nhận: 

  • 2,6 tỷ USD media impressions.
  • 59 triệu USD earned media.
  • 4540% ROI.

Giải thưởng:

  • Giải Gold hạng mục Outdoor tại Cannes Lions 2018.
  • Giải Gold, Silver hạng mục Print tại Cannes Lions 2018.
  • Giải Bronze hạng mục Entertainment tại Cannes Lions 2018.
  • Giải Gold hạng mục Out of home tại Clio 2018.
  • Giải Silver hạng mục Print tại Clio 2018.
  • Giải Sliver hạng mục Branded Content tại Clio 2018.

4.2 Heineken – Khui bia, đóng công việc

Hình: Chiến dịch "Open beers, closes overwork" của Heineken
Nguồn: Internet
Chiến dịch “Open beers, closes overwork” của Heineken
Nguồn: Internet

Bối cảnh: Từ khi xuất hiện các nền tảng hỗ trợ làm việc tại nhà, ranh giới giữa công việc và cuộc sống ngày càng mờ nhạt. Theo dữ liệu của NordVPN Teams, thời gian làm việc của các nhân viên tại nhà trong đại dịch Covid 19 tăng gấp 2,5 lần so với bình thường. Heineken với định vị thương hiệu “For a fresher world” muốn hướng người dùng có thể cân bằng giữa cuộc sống và công việc.  

Mục tiêu:

  • Nhấn mạnh thuộc tính thương hiệu indulge yourself (tạm dịch: tự thưởng cho bản thân)
  • Lan truyền thông điệp đến người trẻ tận hưởng cuộc sống, không làm việc quá sức ở giai đoạn hậu Covid 19

Insight: Những người trẻ, người lao động làm việc online ngay cả sau giờ làm việc, những người cảm thấy họ phải làm việc mọi lúc mọi nơi. 

Chiến lược: Heineken nhận thấy thực trạng người trẻ quá bận rộn với công việc và quyết định lên tiếng về vấn đề này thông qua chiến lược “Open beers, closes overwork” (tạm dịch: khui bia, đóng công việc)

Ý tưởng: Heineken chọn ra khoảnh khắc “khui bia” chính là lúc bạn phải “đóng mọi công việc” để bắt đầu thời gian thư giãn cho bản thân. Để triển khai ý tưởng này, Heineken đã ra mắt The Closer – một dụng cụ mở bia ứng dụng công nghệ Bluetooth. Khi sử dụng mở nắp chai bia bằng The Closer, sóng bluetooth sẽ được phát ra khiến các máy laptop trong khu vực gần đó chuyển sang chế độ ngủ. 

TVC: Heineken đã sử dụng máy chiếu đèn LED để chiếu lên các tòa nhà các thông điệp như: “Working late? The Closer can help” (tạm dịch: Làm việc muộn à? The Closer có thể giúp bạn), “Overworking? Try The Closer” (tạm dịch: Làm việc quá sức à? Hãy thử The Closer ngay đi), “Still working? Time for The Closer” (tạm dịch: Vẫn phải làm việc à? Đến giờ  sử dụng The Closer rồi).

>>Mời bạn xem thêm: 10 cách giải vận xui buôn bán ế ẩm cho chủ kinh doanh

Hình: Thông điệp Heineken muốn truyền tải thông qua chiến dịch "khui bia, đóng công việc"
Nguồn: Internet
Thông điệp Heineken muốn truyền tải thông qua chiến dịch “khui bia, đóng công việc”
Nguồn: Internet

Kết quả ghi nhận: Chiến lược đã đạt được 200.000.000 lượt hiển thị, trong đó có 150.000.000 lượt hiển thị là của các kênh earned media.

Giải thưởng:

  • 1 giải Gold & 1 giải Silver hạng mục Brand Experience & Activation tại Cannes Lions 2023.
  • 2 giải Silver & 1 giải Bronze hạng mục Outdoor tại Cannes Lions 2023.
  • Giải Bronze hạng mục PR tại Cannes Lions 2023.
  • Giải Bronze hạng mục Direct tại Cannes Lions 2023.
  • Giải Silver hạng mục Out of Home tại Clio Awards 2023.
  • Giải Silver Pencil hạng mục Experiential & Immersive tại The One Show 2023.

>> Có thể bạn quan tâm: 4 bài học kinh doanh truyền cảm hứng dành cho người bắt đầu khởi nghiệp 

Chiến lược marketing là một trong những yếu tố quyết định đối với sự phát triển và thành công của một doanh nghiệp. Nó không chỉ đơn giản là một kế hoạch tiếp thị, mà là một bản tường thuật toàn diện về cách doanh nghiệp sẽ tương tác với thị trường, tạo dựng thương hiệu, thu hút và duy trì khách hàng, và cuối cùng đạt được mục tiêu kinh doanh. Sổ Bán Hàng hy vọng bài viết này sẽ mang lại kiến thức hữu ích về cách tạo dựng chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp.

Chia sẻ bài viết: